Học tập đạo đức HCM

Tin NN: Gạo Việt đón nhiều tin vui dù ảnh hưởng dịch Covid-19

Thứ sáu - 11/12/2020 17:58
Gạo cũng là một trong 7 nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Đây là một kết quả vô cùng ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động của dịch Covid-19 và chuỗi cung ứng bị đứt gãy do dịch.
gao.jpg
Gạo lọt Top các nông sản có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD.

Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11/2020 ước đạt 388.000 tấn với giá trị đạt 207 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2020 đạt 5,74 triệu tấn và 2,85 tỷ USD, giảm 2,2% về khối lượng nhưng tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Gạo cũng là một trong 7 nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Đây là một kết quả vô cùng ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động của dịch Covid-19 và chuỗi cung ứng bị đứt gãy do dịch.

Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đánh giá, năm nay, gạo Việt cũng đón nhiều tin vui khi có 9 giống lúa thơm xuất khẩu sang châu Âu (EU) được hưởng hạn ngạch về thuế quan: Jasmine 85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào.

EU cũng dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm).

Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Điều này cho thấy, tiềm năng xuất khẩu gạo Việt sang EU còn rất lớn.

Năm 2020 cũng là năm ngành nông nghiệp chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ngành lúa gạo vẫn thắng lớn, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phân tích, đây không phải là kết quả tự nhiên có được mà là kết quả của cả quá trình phấn đấu bền bỉ của các doanh nghiệp, người trồng lúa.

Chúng ta đã có một thời gian dài chuẩn bị đầu tư về mặt khoa học công nghệ, chọn tạo các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Không phải một sớm một chiều chúng ta đạt được điều này.

Đặc biệt, năm nay, thời tiết diễn biến bất thường, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt nhưng với sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ NNPTNT, sự tham mưu của Cục Trồng trọt, chúng ta đã chủ động dựa trên thông tin tình hình dự báo hạn mặn để bố trí thời vụ, giảm thiểu được những rủi ro do thiên tai, biến đổi khí hậu gây ra.

Năm nay do tác động của dịch Covid-19, kế hoạch sản xuất của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nên nguồn cung lúa gạo ít nhiều bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, Việt Nam kiểm soát rất tốt dịch bệnh, cộng với việc chủ động bố trí thời vụ, cơ cấu giống phù hợp nên sản xuất lúa vẫn đảm bảo.

Dù ảnh hưởng của thiên tai nhưng nguồn cung lúa gạo vẫn dồi dào, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng làm công tác xúc tiến thị trường một cách bài bản nên xuất khẩu gạo thắng lợi toàn diện về giá trị, số lượng.

Khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam

Đó là ý kiến của ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, từ thực tế của việc mang gạo Việt Nam đi thi gạo ngon thế giới.

Theo ông Lê Thanh Tùng, cuộc thi gạo ngon quốc tế diễn ra mỗi năm một lần. Nếu chúng ta không tham gia thi nữa với mục đích tiếp tục giữ danh hiệu gạo ngon nhất thế giới cho gạo ST25, thì chẳng khác nào ngủ quên trên chiến thắng và như vậy là tự giết mình. Chính vì vậy, chúng ta vẫn phải tiếp tục tham gia cuộc thi này. Mà khi đã tham gia cuộc thi, nếu không mang gạo ST25 đi thi thì chọn loại gạo nào?

Cuộc thi gạo ngon thế giới diễn ra mỗi năm một lần liên tục trong 12 năm qua. Trong khi đó, tốc độ nghiên cứu, chọn tạo giống lúa lại không thể nào diễn ra một cách tương ứng được. Điều đó có nghĩa rằng không dễ gì có được một loại gạo ngon, nhất là gạo ngon có thể cạnh tranh được trong các cuộc thi gạo ngon thế giới.

img9807-15744055878201552078448.jpg
Gạo ST25 bán tại cửa hàng 453/86 Lê Văn Sỹ, quận 3, TP HCM.

Về chất lượng, ông Tùng cho rằng, chúng ta hiện có gạo ST25 đủ khả năng chen chân vào chung kết của cuộc thi gạo ngon nhất thế giới. Mặt khác, gạo ST25 đã được bình chọn là gạo ngon nhất Việt Nam năm 2020, thì đương nhiên phải đưa gạo này cùng với mấy loại gạo được giải khác đi thi quốc tế. Nhưng rồi, trong các loại gạo Việt Nam mang đi dự thi, chỉ có ST25 lọt vào chung kết của cuộc thi.

Ông Tùng cho biết, khi nghe Kỹ sư Hồ Quang Cua nói rằng sẽ tiếp tục đem gạo ST25 đi thi chừng nào còn sống, ông chợt thấy buồn. Bởi vì khi nói như vậy, Kỹ sư Hồ Quang đã nhận ra rằng bản thân mình không thể tạo ra được một giống lúa gạo nào tốt hơn ST25 được nữa. Đó là một thực tế khắc nghiệt của công tác chọn tạo giống. Phải mất rất nhiều thời gian, công sức mới ra được một giống mới, mà chưa chắc đã được giống như ý.

Chính vì vậy, vừa qua, nhiều người lên tiếng chê bai, thậm chí là nặng lời đối với việc đem gạo ST25 đi dự cuộc thi gạo ngon nhất thế giới 2020 để rồi chỉ được giải nhì, là một sự bất công lớn đối với tác giả loại gạo này.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm sao giữ cho thương hiệu gạo ST25 được bền vững, lâu dài. Để làm được điều đó, rất cần có bàn tay của nhà nước. Nhà nước phải coi giống lúa gạo này là một tài sản quốc gia, là một giống lúa gạo rất quan trọng trong chiến lược phát triển lúa gạo Việt Nam. Trên cơ sở đó, nên chăng nhà nước bỏ tiền ra mua bản quyền giống lúa ST25 và tổ chức sản xuất giống, sản xuất lúa gạo thương phẩm một cách bài bản, theo chuỗi giá trị để giữ được sự ổn định về chất lượng sản phẩm.

Tổ chức sản xuất lúa gạo theo chuỗi liên kết, hình thành các vùng nguyên liệu, đang là điểm yếu của ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Bằng chứng là gạo ST25 đoạt giải thưởng gạo ngon nhất thế giới 2019 đã được 1 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có được vùng nguyên liệu ổn định nào cho giống lúa gạo này.

Hợp tác phát triển nông nghiệp giúp biến “nguy” thành “cơ” trong bối cảnh Covid-19

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết ngoài tác động của đại dịch COVID-19, khu vực nông nghiệp và cư dân nông thôn còn chịu ảnh hưởng phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cùng với sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế triển khai quyết liệt, chủ động, đồng bộ các giải pháp rất kịp thời và hiệu quả.

Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn phát triển, đảm bảo ổn định an ninh lương thực, thực phẩm trong nước và duy trì xuất khẩu nông sản. Trong 11 tháng năm 2020, giá trị xuất khẩu nông sản ước đạt 37,42 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tin tưởng với sự hỗ trợ nhiệt tình của cộng đồng quốc tế, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ biến “nguy” thành “cơ.” Đồng thời, linh hoạt phát huy lợi thế trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản để vừa chuẩn bị các điều kiện phục vụ sản xuất, vừa phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo yêu cầu là trụ đỡ của nền kinh tế những lúc khó khăn.

unnamed.jpg
Chế biến nông sản tăng cao giá trị sản phẩm.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, đánh giá từ đầu năm nay, Việt Nam phải chịu đựng hạn hán chưa từng có rồi đến bão lũ ở miền Trung. Đây là những sự việc khiến chúng ta phải thấy tầm quan trọng của tính dễ bị tổn thương, nghèo đói do những hiện tượng như vậy.

Mặc dù, Việt Nam đã rất thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, nhưng qua khảo sát của UNDP, có tới khoảng 70% người dân bị giảm thu nhập do dịch. Qua đây cho thấy, Việt Nam cần tăng cường khả năng chống chịu cho nông dân.

Để phát triển nông nghiệp trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu, bà Caitlin Wiesen cho rằng có thể đưa ra hướng sản xuất xanh, các chiến lược, hành động xanh. UNDP đang hỗ trợ cho Việt Nam để khắc phục hậu quả do thiên tai, đại dịch COVID-19 như chuyển giao công nghệ, cải tiến sản phẩm... để phát triển thị trường.

Cùng với đó, UNDP có thể giúp nông nghiệp Việt Nam có thể giảm rủi ro qua hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã…

Để biến “nguy” thành “cơ” trong bổi cảnh này, bà Caitlin Wiesen cho rằng nông nghiệp cần tái cơ cấu các sản phẩm để đảm bảo bền vững, có khả năng chống chịu tốt vì Việt Nam không chỉ đối phó với dịch bệnh và còn biến đổi khí hậu. Do đó, Việt Nam cần tận dụng khả năng đổi mới sáng tạo, công nghệ để có được khả năng chống chịu tốt và phát triển xanh.

Theo bà Caitlin Wiesen, Việt Nam đang tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự nên cần phải có những khả năng đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt hơn.

Do đó, UNDP không chỉ hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục hậu quả của tác động đại dịch COVID-19 mà còn cả công nghệ, phát triển thị trường.

Tại hội nghị toàn thể ISG 2020, các Tổ chức Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cùng một số tổ chức quốc tế khác đã chia sẻ những kết quả nghiên cứu về đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế và sản xuất của nông hộ; doanh nghiệp nông nghiệp; sự đứt gãy của các chuỗi giá trị cung ứng ngành hàng nông sản; hiểm họa về môi trường và vấn đề an ninh lương thực quốc gia cũng như toàn cầu.

Các đại biểu đã thảo luận đề xuất các khuyến nghị chính sách và giải pháp ứng phó với các tác động của COVID-19 trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; xây dựng các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trọng tâm hướng đến phục hồi sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh tác động của COVID-19.

Đặc biệt, tại Hội nghị toàn thể ISG 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đối tác quốc tế thông qua Tuyên bố chung về “Hợp tác phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19.”

Tuyên bố chung là thể hiện sự cam kết cao tiếp tục hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các đối tác phát triển cùng thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam bền vững, góp phần thực hiện tốt nhất mục tiêu “kép” của Chính phủ.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, sau hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ làm việc với từng đối tác để cụ thể hóa Tuyên bố chung này thành các dự án, chương trình để hỗ trợ ngành trong thời gian tới./.

 Theo Thanh Tâm (Tổng hợp)/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/tin-nn-gao-viet-don-nhieu-tin-vui-du-anh-huong-dich-covid-19-post39527.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Hôm nay25,381
  • Tháng hiện tại970,445
  • Tổng lượt truy cập91,033,838
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây