Những chính sách này đã giúp Thanh Hóa hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân.
Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất các cây trồng có giá trị kinh tế cao theo hướng tập trung, quy mô lớn gắn với các cơ sở chế biến và bao tiêu sản phẩm.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đến nay các địa phương trong tỉnh đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành và phát triển được 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp tỉnh và hơn 55 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp huyện, xã.
Điển hình, như vùng sản xuất giống lúa thuần, lúa lai F1, sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh tại các huyện Thọ Xuân, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Quảng Xương; vùng sản xuất chuyên canh các loại cây rau màu, ngô ngọt, bí, đậu tương rau, cải chân vịt, hành lá tại các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hóa; vùng chăn nuôi bò sữa tập trung tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Như Thanh; vùng chăn nuôi bò thịt tại các huyện miền núi, trung du...
Theo Võ Dũng - Việt Khánh/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã