Tỏi đen giúp phòng dịch Covid-19
Ông Nguyễn Văn Tráng, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên, Xuất - nhập khẩu và Phát triển Công nghệ Nhật Bản, cho biết, một lần sang Nhật công tác, thấy công nghệ lên men tỏi đen của người Nhật, chất lượng vượt trội, hơn hẳn so với tỏi thông thường.
Khách nếm thử tỏi đen tại quầy hàng của Công ty.
Do vậy, sau khi về nước, ông đã tập trung nhân lực, vật lực của toàn Công ty vào việc nghiên cứu, để cho ra đời sản phẩm tỏi đen của người Việt, đạt OCOP 4 sao năm 2020.
Từ dự định trên, ông Tráng đã, liên kết với nhiều nhà khoa học đến từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam như: TS. Đào Văn Đôn, Học viện Quân Y; TS. Phạm Tuấn Anh, Đại học Dược Hà Nội, TS. Trần Minh Ngọc, Viện Dược liệu, về công nghệ lên men tỏi đen của Nhật Bản.
Kết quả là, sau nhiều năm đầu tư nghiên cứu, Công ty đã cải tiến, làm chủ hoàn toàn công nghệ lên men tỏi đen, chuẩn hóa từ khâu nguyên liệu, tới quy trình sản xuất, và cho ra đời sản phẩm Tỏi đen Kochi của người Việt, không khác gì tỏi đen chính hiệu của Nhật Bản.
Được biết, tỏi đen của Công ty đã đảm bảo được những yếu tố như: củ nguyên vẹn, không méo mó dập nát, vỏ màu sáng, khô ráo, cứng chắc. Ruột tỏi mềm dẻo, có màu đen nhánh, vị ngọt đậm, không chua, không cay, không đắng. Đặc biệt là có mùi thơm rất dễ chịu, hàm lượng hoạt chất chính: SAC 80 – 120 mcg/g.
Theo đó, quy trình lên men tỏi đen tự nhiên, được thực hiện ở nhiệt độ: 50 - 70oC, độ ẩm thích hợp 70 - 80%, trong khoảng thời gian 60 - 90 ngày, tùy vào cơ sở lên men.
Khi đó, tỏi đã trải qua một quá trình thay đổi các đặc tính lý, hóa, bao gồm cả mùi vị, màu sắc, và các thành phần dinh dưỡng bên trong củ tỏi.
Đặc biệt, quá trình lên men được kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ, độ ẩm và thời gian. Sau đó, tỏi tươi sẽ chuyển sang màu đen, phần thịt tỏi, có cấu trúc mềm dẻo và vị ngọt. Từ đó, khắc phục được những nhược điểm của tỏi tươi như mùi hôi, vị cay nóng.
Ngoài ra, các hoạt chất trong tỏi đen, được tăng cường so với tỏi tươi, do vậy, hoạt tính sinh học của tỏi đen, cao hơn tỏi tươi gấp nhiều lần.
Điều đặc biệt là, nhờ được chuẩn hóa về chất lượng, nên tỏi đen Kochi có hạn sử dụng lên đến 36 tháng, và là loại tỏi duy nhất trên thị trường, có thời hạn sử dụng dài hơi như vậy. Hiện, tỏi đen Kochi đã có mặt ở Bệnh viện Quốc tế Vinmec, và xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Không chỉ khách hàng người Việt, ưa chuộng tỏi đen OCOP 4 sao Kochi, mà nhiều khách hàng nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Đức, Mỹ… đều tin tưởng sử dụng sản phẩm nói trên của người Việt.
Nguyên liệu chế biến tỏi đen của Công ty là tỏi “cô đơn”, vì hàm lượng dinh dưỡng trong tỏi cô đơn, cao hơn so với tỏi nhiều nhánh. Do vậy, phải chọn nguyên liệu từ những vùng chuyên canh tỏi, ví như: tỏi cô đơn Lý Sơn (Quảng Ngãi), tỏi Phan Rang (Ninh Thuận), tỏi Bắc Giang, tỏi Kinh Môn (Hải Dương), tỏi tía Phù Yên (Sơn La), đây là những loại tỏi giàu dinh dưỡng, do thổ nhưỡng thích hợp với cây tỏi ta.
Để chinh phục thị trường trong nước, Công ty đã tham dự nhiều hội chợ triển lãm ở Việt Nam, được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Mặt khác, tỏi đen Kochi cũng đang trong quá trình đàm phán, hoàn thiện thủ tục, để có mặt trên cả 5 châu lục trong năm 2021.
Đặc biêt, Công ty cũng đang nỗ lực, để tỏi đen Kochi trở thành thương hiệu quốc gia “Make in Vietnam”, thương hiệu của người Việt.
Mặt khác, cũng theo Công ty Xuất - nhập khẩu và Phát triển Công nghệ Nhật Bản: “Hiện, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều loại biến thể mới của virus Sars-Cov-2. Tỏi đen đã góp phần tích cực trong việc giúp tăng cường sức đề kháng phòng ngừa đại dịch Covid-19 rất tốt.
Do củ tỏi đứng đầu trong danh sách các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên, nên củ tỏi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Song, hoạt tính sinh học của tỏi tươi không cao bằng tỏi đen.
Ngoài ra, tỏi đen còn giúp chống oxy hóa, giảm cholestrerol, bảo vệ trái tim, mạch máu, tế bào gan, hạ đường huyết, và giảm biến chứng của bệnh tiểu đường; cung cấp 18/20 loại acid amin thiết yếu cho cơ thể con người.
Gian hàng của Công ty tại các hội chợ.
Chị Nguyễn Phương Thuý, một khách hàng ở Hà Đông (Hà Nội) đã sử dụng tỏi đen Ko chi, cho biết: “Tôi bị đại tràng, nên hay sử dụng tỏi đen trên thị trường, và cả tự tay mình làm. Song, tỏi của tôi tự làm ăn có vị chua và bị nát, không ngon.
Từ ngày tôi mua tỏi đen Kochi ở hội chợ, thấy chất lượng vượt trội, hợp khẩu vị, nên tôi không dùng sản phẩm khác nữa. Tỏi đen Kochi ăn rất ngon, có vị ngọt, mềm, dẻo, rất dễ ăn.
Trước đây, chỉ mình tôi hay sử dụng, có đợt xảy ra dịch cúm, chồng tôi đã bị “dính”, tôi được miễn dịch, chắc có lẽ, do tôi ăn tỏi đen nhiều.
“Nhà mình có 4 người, 2 bố mẹ và 2 con, các con sử dụng 1 củ/ngày; bố mẹ sử dụng 2 – 3 củ/ngày, tuỳ theo có bệnh hay không. Từ ngày cho các con ăn tỏi đen, các cháu cũng ít bị cảm cúm, ốm vặt hơn” – chị H. chia sẻ.
Dự kiến có 2.000 sản phẩm OCOP năm 2025
Kỹ thuật viên của Công ty Xuất nhập khẩu và Phát triển Công nghệ Nhật Bản, anh Đỗ Hữu Xuân, cho biết: “Sản phẩm tỏi đen của chúng tôi, được lên men nghiêm ngặt theo quy trình 8 bước, và được các dược sỹ kiểm soát nghiêm ngặt về độ ẩm, và nhiệt độ hàng ngày, trong suốt thời gian 60 ngày.
Do vậy, tỏi đen Kochi đã đạt hàm lượng S – allyl – cystein (SAC), một trong các chất, có hoạt chất chính của tỏi đen, về khả năng chống ô xy hoá; giảm mỡ máu; ổn định đường huyết, theo tiêu chuẩn Nhật Bản, và gấp 4 -5 lần trong tỏi tươi. Ngoài ra, còn có một số hàm lượng các chất khác, vượt trội hơn cả tỏi đen Nhật Bản”.
Anh Xuân còn cho biết thêm, quá trình lên men tỏi đen Kochi là quá trình lên men tự nhiên. Sau 60 ngày sẽ đạt màu đen đậm đồng nhất, mềm dẻo và có vị ngọt đậm, mùi thơm đặc trưng.
Đặc biêt, tỏi có màu đen, nhưng lớp vỏ bên ngoài còn trắng sáng, đó là một đặc điểm về chất lượng quan trọng, đã được Công ty chúng tôi cải tiến so với tỏi đen của người Nhật.
Mặt khác, khi khách hàng lựa chọn tỏi đen Kochi, sẽ rất yên tâm về sản phẩm, vì nó tốt hơn các dòng tỏi đen khác, hiện đang lưu hành trên thị trường. Đồng thời, còn được khuyến mãi về giá thành, so với các dòng sản phẩm tỏi đen khác.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Điều phối XDNTM Hà Nội, cho biết: “Thời gian qua, Thành phố rất quan tâm trong việc tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương; trưng bày sản phẩm của địa phương, để giúp quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP cho các chủ thể, đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Nhờ vậy, đã có rất nhiều sản phẩm OCOP, nhất là các đặc sản vùng miền, từng bước được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, phong phú về chủng loại, và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Ngoài ra, ông Chí còn cho biết thêm, Hà Nội đã xây dựng được 14 điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn. Đặc biệt, đã có “Đề án Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại Thủ đô Hà Nội".
Đặc biêt, cũng theo ông Chí thì, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng dự thảo “Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2025“. Với mục tiêu đến năm 2025, có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận, đạt từ 3 sao trở lên, phấn đấu có 3% sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Bài viết có sự hỗ trợ của Văn phòng Điều phối XDNTM Hà Nội.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã