Học tập đạo đức HCM

Trồng bắp cải xuất khẩu sang Hàn Quốc

Chủ nhật - 19/04/2020 20:22
Giữa “bão dịch” covid-19, xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) vẫn xuất khẩu được hơn 100 tấn bắp cải sang Hàn Quốc.
15 ha đất pha cát tại xã Hoằng Lưu được tổ chức sản xuất, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hàn Quốc. Ảnh: Võ Dũng.

15 ha đất pha cát tại xã Hoằng Lưu được tổ chức sản xuất, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hàn Quốc. Ảnh: Võ Dũng.

Từ cuối tháng 3 đến nay, xã Hoằng Lưu đã thu hoạch 5 đợt bắp cải. Sản phẩm được lựa chọn kỹ trước khi bốc lên xe chở ra Cảng Hải Phòng để xuất sang Hàn Quốc.

Trước đó, để trồng được một vùng độc canh bắp cải rộng lớn theo đúng tiêu chuẩn có thể xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, xã Hoằng Lưu đã kêu gọi Công ty TNHH Đầu tư và Xây lắp Xuân Minh đứng ra triển khai. Doanh nghiệp này ký hợp đồng với đối tác trung gian là Công ty TNHH Nông nghiệp Kim Huy Việt Nam – một doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam để thu gom sản phẩm và làm cầu nối thị trường.

Doanh nghiệp thuê đất của 140 hộ dân trong xã với diện tích 15 ha để tổ chức sản xuất. Nông dân địa phương trở thành lao động tại đây với mức thu nhập 180 nghìn đồng/ngày công.

Nông dân cho doanh nghiệp thuê đất và trở thành nhân công với thu nhập 180 nghìn đồng/ngày. Ảnh: Võ Dũng.

Nông dân cho doanh nghiệp thuê đất và trở thành nhân công với thu nhập 180 nghìn đồng/ngày. Ảnh: Võ Dũng.

Toàn bộ quá trình canh tác được sự giám sát chặt chẽ theo yêu cầu phía doanh nghiệp Hàn Quốc nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn xuất khẩu. Khâu làm đất được triển khai bởi máy cày công suất lớn; hệ thống tưới nước tự động dạng phun sương theo công nghệ Israel.

Đáng nói, quá trình canh tác phải tuân thủ tuyệt đối yếu tố an toàn thực phẩm, không phun thuốc bảo vệ thực vật độc hại.

Theo yêu cầu từ phía nước bạn, những bắp cải có trọng lượng trên 2,5 kg sẽ được lựa chọn, đóng khoảng 10 bắp vào mỗi bao ni lông để xuất khẩu với giá trung bình 6 nghìn đồng/kg.

Số ít còn lại có trọng lượng dưới 2,5 kg được bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh với giá khoảng 3 nghìn đồng/kg. Như vậy, với hơn 100 tấn bắp cải mới xuất khẩu, Hoằng Hóa thu về hơn 600 triệu đồng.

Theo đánh giá từ phía UBND xã Hoằng Lưu, mô hình chuyên canh bắp cải xuất khẩu, ngoài nâng cao giá trị canh tác trên đơn vị diện tích còn có tác động to lớn trong việc thay đổi tư duy sản xuất của người dân.
 

Những tiến bộ khoa học - kỹ thuật được áp dụng cùng với tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong toàn bộ quy trình canh tác đã giúp nông dân địa phương thực sự bắt tay vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Theo ông Lê Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Lưu, việc xuất khẩu được lô hàng này sang Hàn Quốc là một thành công rất lớn. Nó sẽ tạo tiền đề biến vùng “đất khó” Hoằng Lưu thành vùng chuyên canh sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trong tương lai.

Trước đây, nông dân địa phương cho rằng bắp cải không cho năng suất cao khi trồng tại các cánh đồng cát pha, chân đất cao. Nhưng công nghệ tưới phun mưa hiện đại và hiệu quả thực tế khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ.

Ông Hạnh cũng cho biết thêm, mô hình được thực hiện nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất nhưng lô hàng này xuất khẩu sang Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn.

Sau khi dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, cả phía công ty lẫn người dân cũng như chính quyền địa phương hết sức lo lắng. Bắp cải đã đến ngày thu hoạch nhưng lại gặp việc thông quan hạn chế.

Hơn 100 tấn bắp cải đã lên đường sang Hàn Quốc, tạo tiền đề để Hoằng Lưu xây dựng vùng canh tác tập trung sản xuất nông sản xuất khẩu. Ảnh: Võ Dũng.

Hơn 100 tấn bắp cải đã lên đường sang Hàn Quốc, tạo tiền đề để Hoằng Lưu xây dựng vùng canh tác tập trung sản xuất nông sản xuất khẩu. Ảnh: Võ Dũng.

Một thử thách khác là, ban đầu, đơn vị nhập hàng phía Hàn Quốc còn yêu cầu cho người sang kiểm tra, nếu bảo đảm tất cả các tiêu chuẩn mới đồng ý mua hàng.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 nên người của phía bạn không thể nhập cảnh vào Việt Nam khiến mọi kế hoạch ban đầu bị chậm ít ngày.

Nhưng với sự nỗ lực của các bên liên quan, nhất là phía công ty trung gian và phía đối tác, cuối cùng những tàu hàng cũng xuất dương đến thị trường khó tính bậc nhất châu Á này.

Nguồn tin: Võ Văn Dũng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Hôm nay41,569
  • Tháng hiện tại74,310
  • Tổng lượt truy cập91,248,039
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây