Học tập đạo đức HCM

Vươn lên từ trang trại

Thứ ba - 07/07/2020 01:07
Riêng năm 2020 trang trại có thể kết dư 1,5 tỷ đồng, vì chỉ 6 tháng đầu năm đã “bỏ ống” ngót 1 tỷ đồng; được coi là năm cho thu nhập tốt nhất.

Phải 5-6 lần điện thoại, chúng tôi mới thuyết phục được anh Ngô Văn Quang ở thôn Đông Nghè, phường Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đồng ý cho gặp, tìm hiểu về cách làm kinh tế VAC luôn đạt hiệu quả cao của anh. Vì vậy, trong suốt cuộc trò chuyện anh Quang luôn nhắc nhở tôi: Bác chỉ được viết đúng hoặc thấp hơn một chút về những gì ghi nhận được thôi nhé. Nếu vống lên là em bị lãnh đủ “gạch, đá” từ cộng đồng mạng đấy!

Cách nay 22 năm cánh đồng Đông Nghè còn là ruộng sản xuất 1 vụ bấp bênh, vì tưới tiêu không chủ động, ngay dưới tầng đế cày là đất đầu ruồi lổn nhổn, sâu xuống chút nữa sẽ chạm vào tầng đá ong, nên không hộ nào muốn đầu tư canh tác. Nhận thấy tiềm năng đất đai còn bỏ ngỏ, anh Quang đã đề nghị địa phương cho đổi toàn bộ diện tích ruộng đẳng điền của gia đình, ra nơi đây để được liền vùng liền thửa, tiện cho quy hoạch làm vườn ao chuồng.

Nguyện vọng của anh Quang hoàn toàn chính đáng, phù hợp với định hướng qui hoạch của địa phương, đã được các cấp chính quyền nhiệt tình ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để anh sớm đạt được mục đích đề ra. Ngày đó kinh tế gia đình anh còn khá khó khăn và cũng chưa có nhiều máy xúc đất để thuê mượn như bây giờ. Mọi việc đào đắp ao, bờ đều bằng cơ bắp của đôi vợ chồng, rất vất vả, nhưng rồi kiến tha lâu cũng đầy tổ, sau gần 1 năm cần mẫn, anh Quang đã đào được 0,5ha ao nuôi thâm canh cá rô phi, chép lai và trắm cỏ. Số tiền tích lũy được từ nuôi cá hàng năm, anh Quang chỉ để dành cho chuyển nhượng thêm đất canh tác, nhằm mở rộng diện tích ao/hồ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư chuồng trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn trái.

Bằng cách làm lấy ngắn nuôi dài, lấy công làm lãi, cũng phải mất tới 12 năm kham khổ, anh Quang mới có được 2ha trang trại VAC tổng hợp, cho sản lượng ổn định mỗi năm gần 20 tấn lợn thịt, 6-7 tấn nhãn quả, 50 tấn cá thương phẩm và 2 triệu con cá giống các loại. Tổng thu nhập bình quân năm nhiều bù năm ít, đạt 500 triệu đồng/năm (đã khấu trừ hết các khoản đầu tư). “Riêng năm 2020 này có thể kết dư được 1,5 tỷ đồng, vì mới 6 tháng đầu năm đã “bỏ ống” ngót 1 tỷ đồng. Được coi là năm, kinh tế VAC cho thu nhập tốt nhất”, anh Quang tiết lộ.

Đàn lợn của anh Quang.

Đàn lợn của anh Quang.

Đáng chú ý, do ngay khi mới đào ao, anh Quang đã để riêng lớp đất tầng canh tác dành đắp bờ trồng cây xung quanh, kết hợp bón cây bằng bùn khô lấy từ vệ sinh đáy ao hàng năm. Nhờ vậy, các loại nhãn trồng trong trang trại sinh trưởng rất cân đối, ít bị sâu bệnh hại, không ra quả cách năm. 

Đối với đàn lợn, mặc dù chỉ nuôi thả trong trại hở, nhưng do chủ động được nguồn giống tốt, vacxin phòng bệnh kịp thời, chuồng trại làm trên bờ ao thoáng mát, mật độ nuôi thả thấp và cách xa khu dân cư, nên vật nuôi của anh Quang chưa bao giờ bị dính dịch, kể cả dịch tả heo Châu Phi.

Đặc biệt trong nuôi cá, anh Quang đầu tư rất bài bản, thành ao được kè cứng, có đủ các máy sục khí, quạt nước, bơm nước và máy phát điện dự phòng. Đảm bảo các loại cá luôn được sống trong môi trường phù hợp nhất.

Vườn cây ao cá cho thu lời hàng trăm triệu mỗi năm.

Vườn cây ao cá cho thu lời hàng trăm triệu mỗi năm.

Để nuôi cá đạt hiệu quả cao hơn, anh Quang còn xây dựng đồng bộ hệ thống ao nuôi từ cá hương lên cá phân, cá phân lên cá nhỡ và cá nhỡ nuôi thành cá thương phẩm. Cách làm này, vừa đảm bảo được nhu cầu con giống thương phẩm của gia đình với giá thành hạ, chất lượng khỏe, ít nhiễm bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, chăn nuôi mau lớn, vừa có thêm nguồn giống cung ứng ra các trang trại trong khu vực, để tăng thu nhập.

Nhờ có vườn cây và ao cá gánh đỡ, mà trong thảm họa kép (bão giá lợn và dịch tả heo Châu Phi) mấy năm vừa qua, anh Quang không bị vướng nợ như nhiều trại khác.

Không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi, anh Quang còn nuôi dạy được con cái đỗ đạt vào các trường đại học hàng đầu trong cả nước và tạo được việc làm, thu nhập thường xuyên cho 3 lao động trên địa bàn, với mức lương từ 6-9 triệu đồng/người/tháng, tùy công việc.

Theo Nguyễn Hải Tiến/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay25,685
  • Tháng hiện tại139,101
  • Tổng lượt truy cập91,312,830
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây