Học tập đạo đức HCM

Xã nghèo vươn lên

Thứ ba - 24/08/2021 01:16
Chủ tịch UBND xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) phấn khởi chia sẻ, đời sống của người dân ngày thêm khấm khá, năm nay xã sẽ về đích NTM.
Phú Thịnh vốn là xã nghèo của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, nay đang vươn lên mạnh mẽ để về dích nông thôn mới. Ảnh: Đào Thanh.

Phú Thịnh vốn là xã nghèo của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, nay đang vươn lên mạnh mẽ để về dích nông thôn mới. Ảnh: Đào Thanh.

Trước đây, xã Phú Thịnh được biết đến là một trong những xã nghèo của huyện Yên Sơn. Khi cái nghèo còn đeo bám, cuộc sống của người dân ở nhiều bản làng khó khăn, chuyện chạy ăn bữa nay lo bữa mai luôn ám ảnh trên mỗi nếp nhà.  

Nâng cao thu nhập cho người dân, xã Phú Thịnh khuyến khích bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong đó xã đã dần hình thành các vùng cây, con chủ lực để phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đến nay toàn xã có 14ha bưởi, 6,5ha thanh long 6,5ha, 2.100ha rừng, trong đó 424ha rừng được cấp chứng chỉ FSC. Hằng năm diện tích rừng của xã cho khai thác đạt 120ha, thu về hơn 1 tỷ đồng.

Đặc biệt, mới đây xã đưa vào trồng thử nghiệm cây dưa chuột theo hướng an toàn khá hiệu quả. Trồng dưa chuột bà con được cung cấp giống, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc và đảm bảo bao tiêu sản phẩm với giá thấp nhất là 2.000 đồng/kg, còn giá trung bình là 5.000 đồng/kg. Nhờ đó mà sau 1 vụ trồng dưa, nhiều hộ gia đình đã có thu lãi 7 triệu đồng/sào. Cao gấp 2, đến 3 lần so với trồng lúa, ngô.

Những ngôi nhà xây kiên cố ngày càng được mọc lên nhiều hơn tại các thôn, bản của xã Phú Thịnh. Ảnh: Đào Thanh.

Những ngôi nhà xây kiên cố ngày càng được mọc lên nhiều hơn tại các thôn, bản của xã Phú Thịnh. Ảnh: Đào Thanh.

Gia đình chị Trần Thị Vân, thôn Trung Thành, xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trồng gần 2 sào dưa chuột. Được UBND xã Phú Thịnh hỗ trợ giống, tạo diều kiện cho đi tham quan mô hình trồng dưa leo tại huyện Sơn Dương, HTX Minh Tâm tư vấn về kỹ thuật, quy trình, trồng, chăm sóc và bao tiêu sản phẩm. Chị Vân cho biết, sau gần 2 tháng cây dưa bắt đầu cho thu hoạch, tổng sản lượng gần 1,5 tạ quả. HTX Minh Tâm thu mua tại vườn với giá 6.000 đồng/kg, nên chị và người trồng dưa trong xã rất phấn khởi. Cây dưa chuột đang là cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân nơi đây.

Thôn Ngẹt, xã Phú Thịnh có 113 hộ dân sinh sống, với 99% là đồng bào dân tộc Dao. Là thôn khó khăn nhất của xã với Phú Thịnh, với 16 hộ nghèo, 19 hộ cận nghèo. Diện tích đất lúa và màu 26ha, trung bình mỗi khẩu chưa được 1/2 sào nên không đảm bảo lương thực gối từ vụ này qua vụ khác. Tuy nhiên đây cũng là một trong những thôn có diện tích rừng lớn nhất xã, với 400ha. Ngoài trồng rừng, người dân nơi đây đã chủ động đi làm thuê trong những ngày nông nhàn, hoặc đi làm công nhân tại các khu công nghiệp bởi vậy đời sống của bà con cũng dần đỡ khó khăn.

Năm nay, thôn có 4 hộ được hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo. Từ các nguồn vốn mỗi hộ gia đình được hỗ trợ từ 20 đến 50 triệu đồng. Chúng tôi đến gia đình anh Lý Văn Bính, hộ được hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng nhà. Bên căn nhà chuẩn bị được hoàn thiện, anh Bính chia sẻ, trước đây gia đình sống tại căn nhà gỗ đã mục nát ở gần bìa rừng. Nay được các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ tiền, nhà đình vay thêm anh em họ hàng xây căn nhà 60m2 kiên cố. Các cụ đã dạy, có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở kiên cố, là động lực để gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ngôi nhà của gia đình anh Lý Văn Bính, thôn Ngẹt đang dần được hoàn thiện. Ảnh: Đào Thanh.

Ngôi nhà của gia đình anh Lý Văn Bính, thôn Ngẹt đang dần được hoàn thiện. Ảnh: Đào Thanh.

Cuối năm 2021, xã Phú Thịnh phấn đấu về đích NTM. Xã đã đạt 16 tiêu chí, còn 3 tiêu chí là trường học, nhà ở dân cư và thu nhập. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người của xã là 33 triệu đồng/người/năm; toàn xã chỉ còn 30 hộ nghèo, 46 hộ cận nghèo. Hiện 6/7 thôn có nhà văn hóa thôn gắn với sân thể thao, đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; bê tống hóa được trên 17 km đường giao nông thôn, làm 10,8 km đường điện thắp sang đường quê, tỷ lệ hộ dân có nhà xây kiên cố chiếm trên 70%...  

Chủ tịch UBND xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn, ông Tạ Xuân Tình, cho biết, trong các tiêu chí thì thu nhập luôn là nỗi trăn trở, thế nên việc tìm ra hướng đi bền vững, hiệu quả nâng cao thu nhập ổn định cho người dân luôn là vấn đề được đặt ra. Bởi trên thực tế, nhiều vùng vẫn còn khó khăn về đường giao thông, tập quán canh tác và trình độ dân trí.

Theo Đào Thanh/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/xa-ngheo-vuon-len-d300798.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay44,559
  • Tháng hiện tại79,731
  • Tổng lượt truy cập91,253,460
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây