- Ông có thể đánh giá khái quát nhất chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo của Hà Tĩnh thời gian qua?
Những năm qua, Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững thực sự hiệu quả, đem lại niềm tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; là điểm sáng của cả nước, được trung ương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Đại diện lãnh đạo Huyện đoàn Nghi Xuân và xã Xuân Phổ khởi công xây dựng nhà nhân ái cho hộ nghèo. Ảnh: Bá Tân |
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các địa phương đã huy động nguồn lực nhằm phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững. Trước hết là sự vận dụng, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước. Các chính sách về giảm nghèo của trung ương đã được Hà Tĩnh cụ thể hóa thành các chính sách giảm nghèo trên địa bàn, ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, lãnh đạo.
Chương trình MTQG giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống và huy động được sức mạnh toàn xã hội, tạo được sự đồng thuận và chia sẻ của nhân dân, đặc biệt là bản thân hộ nghèo đã vượt khó vươn lên. Các chỉ tiêu giảm nghèo cơ bản đạt và vượt (cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn 23,91%, dự kiến cuối năm 2014, còn trên 8%, bình quân hàng năm giảm 3-4% hộ nghèo). Người nghèo đã được hỗ trợ, cải thiện đáng kể về điều kiện sống; các nhu cầu thiết yếu, cơ bản của người nghèo, người cận nghèo đã được đáp ứng; tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập.
- Điểm mới của quy định về điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 là gì, thưa ông?
Công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm nay về cơ bản vẫn thực hiện theo Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 5/9/2012 của Bộ LĐ–TB&XH hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm. Trên cơ sở chuẩn nghèo về thu nhập căn cứ theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh đó, ngày 6/9/2014, Bộ LĐ-TB&XH ban hành Thông tư số 24/2014/TT về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 5/9/2012 về hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm. Thông tư quy định cụ thể hơn một số tiêu chí điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, Cụ thể:
+ Hộ nghèo: là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật;
+ Hộ mới thoát nghèo: là hộ nghèo, qua điều tra, rà soát hàng năm có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật, bao gồm: hộ mới thoát nghèo nhưng có mức thu nhập thuộc đối tượng hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo có thu nhập cao hơn chuẩn hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật;
+ Hộ tái nghèo: là những hộ trước đây thuộc hộ nghèo, đã thoát nghèo, nhưng do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật;
+ Hộ nghèo mới phát sinh: là những hộ trước đây không thuộc hộ nghèo nhưng do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật;
+ Hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo: là hộ nghèo, có ít nhất một thành viên trong hộ còn khả năng lao động;
+ Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội: là hộ nghèo nhưng không còn thành viên nào trong hộ có khả năng lao động;
Ngoài ra, thông tư cũng lưu lý: khi tổ chức, điều tra thu nhập hộ gia đình, chỉ tính thu nhập của hộ gia đình trong vòng 12 tháng qua; không tính khoản trợ cấp an sinh xã hội từ ngân sách nhà nước vào thu nhập của hộ gia đình (như trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo các quy định của pháp luật; trợ cấp tiền điện; trợ cấp khó khăn đột xuất...). Thời gian tổ chức điều tra hộ nghèo hàng năm được thực hiện từ ngày 1/9 thay vì ngày 1/10 theo Thông tư 21 trước đây; cho phép các địa phương bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm, theo đó, khi các hộ trên địa bàn có khó khăn đột xuất trong năm do các yếu tố như: tai nạn, rủi ro, ốm đau, bệnh tật… dẫn đến khó khăn, thì gia đình làm đơn đề nghị (có mẫu) gửi trưởng thôn, xóm xác nhận, sau đó, gửi đến UBND xã, phường, thị trấn. Ban giảm nghèo cấp xã sẽ tổ chức thẩm định theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư 21 (tức là vẫn thực hiện quy trình rà soát bình xét, đề nghị như hiện nay).
Nếu không đủ điều kiện thì trả lời cho người dân biết, nếu đủ điều kiện thì lập danh sách báo cáo UBND cấp huyện. Cấp huyện sẽ thẩm định và phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh, báo cáo UBND cấp tỉnh, thời gian thẩm định và xét duyệt bổ sung hộ nghèo mới phát sinh không quá 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đề nghị của gia đình. UBND tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm, hàng quý báo cáo Bộ LĐ-TB&XH.
- Xin cảm ơn ông!
P.V
theo baohatinh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã