Học tập đạo đức HCM

Các HTX môi trường ở Hà Tĩnh: Quét sạch rác thải vùng thôn quê

Chủ nhật - 26/10/2014 01:30
Trong 4 năm lại nay sự ra đời của hàng trăm tổ, đội, hợp tác xã (HTX) môi trường ở Hà Tĩnh bước đầu giải được bài toán về ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt, rác thải chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các làng quê.

Hợp tác xã gom rác

Không chỉ ở thành phố, thị trấn, thị tứ, giờ đây rác thải ở các làng quê đang trở thành những câu chuyện nóng làm xáo trộn cuộc sống của người dân. Chị Phạm Thị Thắm – cán bộ xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, phụ trách môi trường cho biết: “Thạch Kim là xã thuộc vùng nông thôn nhưng dân số đông người dân chủ yếu đi biển và hậu cần nghề cá, vì vậy việc xử lý rác thải cũng phức tạp không khác gì thành phố. Từ thực tế đó mà các thôn xóm lập nên các tổ, đội gom rác rồi tiến lên thành lập HTX môi trường năm 2010. Đây là một trong những HTX xử lý môi trường ở nông thôn ra đời đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh”.

Cũng theo chị Thắm, HTX môi trường có 9 thành viên, ngoài trang bị các xe đẩy để các tổ nhóm thu gom vào tận cửa nhà dân 2 ngày đi thu gom 1 lần, HTX cũng đã trang bị được một chiếc ô tô tải chở rác ra bãi xử lý. Trước đây, rác được vứt bừa bãi gây ô nhiễm trong khi đó xã Thạch Kim ở vùng biển mùi xú uế từ rác thải càng gây ô nhiễm hơn. Tuy nhiên 4 năm lại nay từ khi HTX môi trường ra đời vấn nạn rác thải gây ô nhiễm không còn.

Hàng trăm HTX môi trường ra đời đã khắc phục rác thải ở làng quê. (Ảnh: Phương tiện thu gom rác của HTX môi trường xã Bình Lộc).

Không chỉ các xã đông dân cư như ở Thạch Kim, tại xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà từng là điểm nóng về vấn nạn rác thải, chị Lê Thị Thu – Chủ nhiệm HTX Môi trường xã Bình Lộc cho biết: “Từ việc rác rưởi tràn ngập thôn quê, các chị em chúng tôi đã thành lập tổ nhóm xử lý rác và năm 2013, xã đứng ra thành lập HTX với 12 thành viên. Mỗi tuần 12 người chia thành 6 nhóm dành 2 ngày kéo xe lôi đến tận cửa nhà các hộ dân thu gom rác thải, bây giờ làng sạch sẽ hơn nhiều.

Còn đối với HTX môi trường ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc ngoài chức năng thu gom rác thải sinh hoạt trong khu dân cư, HTX còn đưa vào sử dụng lò xử lý rác thải hữu cơ thành phân xanh để bón cho cây trồng đầu tiên ở vùng nông thôn Hà Tĩnh.

Cần tiếp sức cho dịch vụ công ích ở nông thôn

Theo chị Lê Thị Thu – Chủ nhiệm HTX Môi trường xã Bình Lộc: “Đối với các HTX môi trường ở nông thôn do điều kiện người dân còn khó khăn việc đóng phí nhưng không đủ hoạt động. Cụ thể tại xã Bình Lộc một nhân khẩu mỗi tháng chỉ đóng 2.000 đồng tiền phí gom và xử lý rác thải cho HTX, số tiền không đủ trả công cho các thành viên trong HTX mà phải trông chờ vào ngân sách xã hỗ trợ mới được hưởng tháng 700 ngàn đồng/người nên “số phận” các HTX rất bấp bênh”. Cũng theo chị Thu để HTX môi trường sống được cần các thành viên phải nhanh nhạy trong hoạt động mặc dù chưa có phương tiện ô tô chuyên chở nhưng HTX ký kết với các đơn vị như trường học, nhà hàng, hộ buôn bán lớn hàng ngày các thành viên đến làm vệ sinh, gom rác dịch vụ.

Còn theo ông Đặng Đôn Viên- Chủ nhiệm HTX Môi trường xã Thạch Kim, với địa bàn đặc thù dân đông- đồng nghĩa với lượng rác lớn- mỗi ngày trung bình HTX thu gom xấp xỉ 5 tấn rác, nguồn thu không đủ bù chi. Ngoài việc trả lương cho 9 thành viên trong HTX còn phải khấu hao tài sản, xe hỏng hóc thường xuyên. Vì vậy để làm tốt dịch vụ công ích này cần có sự hỗ trợ của huyện, tỉnh để giảm bớt gánh nặng cho người dân.

   Theo thống kê của Sở TNMT Hà Tĩnh năm 2010, chỉ có 32 HTX, tổ, đội môi trường, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 140 đơn vị trong đó có 3 công ty quản lý công trình đô thị, 120 HTX môi trường và 17 tổ, đội, vệ sinh môi trường.  Đây là hướng đi mới trong mô hình hợp tác công – tư về dịch vụ công ích bảo vệ môi trường, đặc biệt ở các vùng nông thôn.
theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập226
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại804,598
  • Tổng lượt truy cập90,867,991
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây