Học tập đạo đức HCM

Cải cách hành chính - Động lực phát triển nhanh và bền vững

Thứ sáu - 10/07/2015 04:32
(Baohatinh.vn) Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã giành được nhiều kết quả toàn diện trong công cuộc xây dựng và phát triển KT-XH, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Một trong những yếu tố dẫn tới thành công đó là nhờ những đột phá mạnh mẽ trong công tác cải cách hành chính (CCHC), cải cách thể chế của tỉnh.

Cải cách thể chế, tạo bước đột phá

Với những bước đi táo bạo trong việc thay đổi cách quản lý, cơ chế quản trị, cơ chế sử dụng, sở hữu, những năm qua, Hà Tĩnh đã xây dựng được môi trường tốt, tạo động lực đột phá, phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Từ 2011-2015, trên địa bàn tỉnh đã ban hành 4.954 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), trong đó, cấp tỉnh ban hành 388 văn bản QPPL (gồm 94 nghị quyết, 284 quyết định và 10 chỉ thị), cấp huyện ban hành 516 văn bản QPPL (gồm 222 nghị quyết, 228 quyết định và 66 chỉ thị), cấp xã ban hành 4.050 văn bản QPPL (gồm 3.319 nghị quyết, 526 quyết định và 205 chỉ thị). Riêng năm 2014, toàn tỉnh đã ban hành 94 văn bản QPPL; thẩm định 79 dự thảo nghị quyết, quyết định QPPL; góp ý 56 dự thảo văn bản QPPL của trung ương và của tỉnh..., góp phần thực hiện nhiệm vụ chung, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển KT-XH của tỉnh.

Cải cách hành chính - Động lực phát triển nhanh và bền vững

Cải cách thể chế kinh tế đã tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, đưa Hà Tĩnh trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. (Trong ảnh: Công trường thi công hạng mục kênh dẫn cầu tàu dịch vụ, dự án Formosa.)

Đặc biệt, trong cải cách thể chế kinh tế với nhiều cơ chế, chính sách mới ra đời tạo bước đột phá quan trọng. Một trong những đột phá đầu tiên chính là xây dựng nông thôn mới (NTM). Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh đã vào cuộc quyết liệt ngay từ đầu với trọng tâm là nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho bà con nhân dân. Quyết định 26/2012/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và Quyết định 24/2011/QĐ-UBND về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 đã ra đời, mở ra cơ hội vươn lên làm giàu cho nông dân.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 22.681 lượt khách hàng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ lãi suất với tổng dư nợ được hỗ trợ 1.173 tỷ đồng và tổng số tiền lãi hỗ trợ hơn 83 tỷ đồng. Các mô hình trang trại, gia trại xuất hiện nhiều ở Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc,... nhiều hộ nuôi hàng trăm con/lứa mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Hà Tĩnh cũng trở thành điểm sáng của cả nước về thu hút đầu tư với hàng loạt dự án, công trình được triển khai. Bằng các hệ thống văn bản về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh của tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020, nổi bật là Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND, ngày 21/3/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn đã đưa Hà Tĩnh trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Minh chứng là đến nay đã có hơn 600 doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp với tổng mức đầu tư đăng ký gần 20 tỷ USD; trong đó, có nhiều dự án trọng điểm quốc gia như khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương - Formosa, Tổng kho xăng dầu dầu khí Vũng Áng, cảng Vũng Áng, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1... Các dự án đi vào hoạt động đã giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động trong và ngoài tỉnh.

Có thể nói, những bước đột phá về cải cách thể chế đã góp phần làm nên những thành tựu to lớn về KT-XH của Hà Tĩnh. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP đạt trên 25,89% so với năm 2013, thu ngân sách nhà nước chạm 12.000 tỷ đồng, tăng 11 lần so với đầu nhiệm kỳ, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 42 triệu đồng/năm. Chương trình xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu và đạt kết quả toàn diện. Toàn tỉnh có 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hiện không còn xã dưới 5 tiêu chí; phấn đấu đến cuối năm 2015 không còn xã dưới 7 tiêu chí.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng cải cách thể chế

Bên cạnh kết quả đạt được thì cải cách thể chế trong thời gian qua vẫn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt là có một số văn bản, quyết định ban hành trái thẩm quyền hoặc chưa phù hợp, có sai sót, nhất là tại các huyện, xã. Qua kiểm tra 4.315 văn bản QPPL do HĐND, UBND cấp huyện, xã ban hành, đã phát hiện 19 văn bản sai về nội dung, thẩm quyền ban hành, 310 văn bản sai về thể thức, kỹ thuật trình bày và 81 văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đã kịp thời kiến nghị HĐND, UBND cùng cấp xem xét, xử lý đối với những văn bản trên...

Theo ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp, khó khăn lớn nhất hiện nay trong cải cách thể chế là tại các sở, ban, ngành chưa có tổ chức pháp chế nên việc thẩm định văn bản QPPL ngay từ đầu chưa chặt chẽ. Do đó, thời gian tới, sở tiếp tục nâng cao hiệu quả tham mưu UBND tỉnh ban hành chương trình xây dựng văn bản QPPL đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển KT-XH. Chú trọng công tác thẩm định, góp ý văn bản QPPL, triển khai thường xuyên, kịp thời công tác kiểm tra, tự kiểm tra văn bản QPPL, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL của địa phương.

Để hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của năm 2015 thì CCHC nói chung, cải cách thể chế nói riêng vẫn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp, ngành. Làm tốt công tác cải cách thể chế sẽ là động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Phúc Quang - Thanh Hoài
theo baohatinh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập411
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm409
  • Hôm nay44,601
  • Tháng hiện tại749,714
  • Tổng lượt truy cập90,813,107
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây