Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài chính Hà Tĩnh trích từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh cấp cho các địa phương để hỗ trợ cho các đối tượng với số tiền 81.252.000 đồng, trong đó: Cẩm Xuyên 64.323.000 đồng (gia cầm bị H5N1), Kỳ Anh 10.044.000 đồng (bò bị sốc phản vệ), Can Lộc 6.885.000 đồng (gia súc bị lở mồm long móng);
Giao UBND các huyện trích từ nguồn dự phòng ngân sách huyện cấp kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng số tiền 9.028.000 đồng, trong đó: Cẩm Xuyên 7.147.000 đồng, Kỳ Anh 1.116.000 đồng, an Lộc 765.000 đồng.
Đưa gia cầm bị bệnh đi tiêu hủy. Ảnh tư liệu |
UBND các huyện nói trên chịu trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng và thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định hiện hành, đồng thời chỉ đạo UBND các xã niêm yết danh sách và số tiền được hỗ trợ của từng hộ gia đình, cá nhân tại nhà văn hóa thôn/xóm và trụ sở xã trong 7 ngày trước khi chi trả.
UBND tỉnh giao Sở Tài chính tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo đúng quy định; tổng hợp kinh phí chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hàng năm lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục đề nghị hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo quy định hiện hành.
H.X
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã