Những chính sách đồng bộ và kịp thời mà UBND tỉnh ban hành trong thời gian gần đây như đẩy nhanh tiến độ trả nợ xây dựng cơ bản cho DN, giãn thuế, hỗ trợ lãi suất (HTLS) vốn vay ngân hàng… đã góp phần giúp nhiều DN vượt qua khốn khó, vươn lên ổn định tình hình SXKD. Trong đó, QĐ 26/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 “Ban hành tạm thời một số quy định về HTLS vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM” được coi là “phao” cứu sinh, đồng thời tạo “cú hích” giúp các cá nhân, tổ chức DN, HTX có cơ hội tăng tốc.
Cán bộ Ngân hàng No&PTNT Hương Sơn hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn. Ảnh: Tuấn Hiển |
Mặc dù mới chỉ thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn nhưng hiệu quả QĐ 26 mang lại hơn cả mong đợi. Nguồn vốn cho vay được HTLS tính đến thời điểm hiện tại đã đến với 8.081 khách hàng, bao gồm: 19 chủ trang trại, 4 DN, 24 HTX, số còn lại là các cá nhân, với trên 600 tỷ đồng. Đáng chú ý, có 7.426 khách hàng với tổng số vốn 565 tỷ đồng được đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - nông thôn; 4 tỷ 780 triệu đồng đầu tư sản xuất muối; 36 tỷ đồng với 194 khách hàng phát triển ngành nghề TTCN…
Có thể coi QĐ 26 là “chìa khóa” tháo gỡ những khó khăn vướng mắc khi bức tranh phát triển kinh tế còn ảm đạm, đồng thời thể hiện sự quan tâm đặc biệt của tỉnh đối với DN, HTX... trong việc tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, DN và HTX có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng vì những quy định không quá khắt khe. Hơn thế, lãi suất hỗ trợ bằng mức chênh lệch của ngân hàng thương mại (NHTM) và ngân hàng chính sách.
Ông Lê Xuân Bính (Sơn Trà - Hương Sơn) khẳng định: Nếu không có nguồn vốn HTLS theo QĐ 26: 3 tỷ đồng thì chắc chắn trang trại chăn nuôi lợn của tôi không thể có đàn lợn gần 300 con như hiện nay”. Hay như hộ Nguyễn Như Chiến (thôn 4, Cẩm Quang, Cẩm Xuyên), Công ty CP & Kinh doanh tổng hợp Hoàng Hạnh… là các cá nhân, tổ chức được vay nguồn vốn hơn 2 tỷ đồng. “Nhờ sự hỗ trợ kịp thời nên tôi tránh được đổ vỡ từ “cơn lốc” lạm phát”, bà Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Công ty nói. QĐ 26 không chỉ giúp các các nhân, tổ chức mở rộng đầu tư, SXKD mà còn là cơ hội để Agribank Hà Tĩnh mở rộng dư nợ. Đây được coi là một “mũi tên trúng 2 đích”. Giám đốc Chi nhánh Agribank Hà Tĩnh - Nguyễn Thị Diên khẳng định: “QĐ 26 chính là cơ hội để Agribank mở rộng dư nợ. Nguồn vốn của Agribank Hà Tĩnh luôn sẵn sàng đáp ứng cho đến khi QĐ 26 hết hiệu lực. Các hồ sơ, thủ tục không nằm ngoài quy định bắt buộc”.
Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng dư nợ của Agribank Hà Tĩnh năm 2011 đạt 8,24%, nhưng năm 2012, con số này đã lên đến 15,9%. “Từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng trưởng đạt 13%, hơn gấp đôi so với mức độ tăng trưởng bình quân chung của hệ thống Agribank trên toàn quốc (5,5%)”. Nếu không có gì thay đổi, cuối năm 2013, tốc độ tăng trưởng sẽ đạt con số 17%” - bà Diên cho biết thêm.
Đã nhìn thấy nhiều tín hiệu sáng lên từ bức tranh phát triển KT-XH tỉnh nhà, nhờ sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả từ QĐ 26. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi lãi suất cho vay ở các NHTM giảm mức thấp nhất 9%/năm thì nguồn HTLS theo đó cũng nằm ở mức “đáy” với 1,2%/năm. Vì vậy, theo Giám đốc Agribank Hà Tĩnh - Nguyễn Thị Diên, “Tỉnh nên xem xét, điều chỉnh mức hỗ trợ thế nào cho hợp lý. Nên cố định % lãi suất để đối tượng được vay yên tâm khi hiện nay các NHTM luôn thay đổi mức lãi suất cho vay”.
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã