Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do các tài liệu phục vụ quản lý về đất đai không còn phù hợp với thực tế sử dụng, phần lớn tài liệu được đo đạc từ năm 1984 trong khi thực tiễn sử dụng đất có nhiều biến động, thay đổi. Trước tình hình đó, Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác đo vẽ bản đồ, cấp giấy chứng nhận (GCN) QSDĐ nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu, tiến tới quản lý đất đai theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.
Triển khai việc đo vẽ bản đồ, cấp GCN QSDĐ, UBND tỉnh đã ban hành chương trình hành động và chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Theo đó, Sở TN-MT chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện; phối hợp cùng các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, làm việc với các đơn vị tư vấn đo vẽ bản đồ để triển khai đúng trình tự và đạt hiệu quả cao nhất. Theo thống kê, tổng diện tích cần đo đạc, lập bản đồ địa chính trên địa bàn toàn tỉnh là hơn 200 nghìn ha, thuộc địa bàn 235 xã, phường, thị trấn và 364,8 nghìn ha đất lâm nghiệp. Tính đến cuối tháng 5/2013, đơn vị tư vấn đã hoàn thành đo vẽ bản đồ địa chính tại 126 xã với tổng diện tích hơn 110 nghìn ha; hơn 11,6 nghìn ha đất lâm nghiệp trên địa bàn các huyện Hương Sơn, Kỳ Anh và Hương Khê.
Trên cơ sở các dữ liệu đã được đo vẽ, Sở TN-MT đã chỉ đạo văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc sở và các huyện, thị xã, thành phố nhanh chóng triển khai việc cấp GCN QSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo đúng tiến độ.
Có thể thấy rằng, công tác đo vẽ bản đồ địa chính, cấp GCN QSDĐ thời gian qua đã được các cấp, ngành triển khai quyết liệt và đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được nhìn nhận một cách thẳng thắn và có giải pháp giải quyết hợp lý, nhất là kinh phí tổ chức thực hiện. Theo dự án tổng thể đã được UBND tỉnh phê duyệt, tổng kinh phí đo vẽ bản đồ địa chính là gần 341 tỷ đồng; đến nay, khối lượng hoàn thành tương đương 240 tỷ đồng nhưng ngân sách mới chỉ giải ngân được 118 tỷ đồng (đạt 49%). Tổng kinh phí hoàn thành cấp, đổi GCN QSDĐ trên địa bàn tỉnh cần 80,8 tỷ đồng, mới chỉ bố trí được 10,5 tỷ đồng (đạt 13%). Việc giải ngân yếu do nguồn kinh phí này được lấy từ ngân sách địa phương nên đã trở thành một bài toán nan giải cho cấp huyện, xã. Các địa phương không thể tính toán, bố trí ngân sách đáp ứng yêu cầu, thậm chí các huyện Hương Khê, Kỳ Anh đến nay vẫn chưa bố trí được kinh phí cấp GCN QSDĐ.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Ảnh minh họa |
Cùng với những khó khăn về bố trí kinh phí, cấp ủy, chính quyền một số nơi chưa có sự phối hợp tốt trong công tác đo vẽ, coi đây chỉ là công tác độc lập của đơn vị tư vấn. Nói như một cán bộ của đơn vị tư vấn thuộc Sở TN-MT thì: Khi chúng tôi xuống thực hiện việc đo vẽ bản đồ địa chính, địa phương chỉ “chắp tay sau lưng” quan sát. Chính quyền không cung cấp đầy đủ tài liệu, không trực tiếp xuống tận các hộ dân để xác định ranh giới nên việc đo vẽ gặp không ít khó khăn, do đó, khi các gia đình có ý kiến phản đối kết quả đo vẽ, chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian để xác định.
Theo ông Võ Tá Đinh – Giám đốc Sở TN-MT thì: Một trong những nguyên nhân làm cho việc cấp GCN QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, kế hoạch là các địa phương chưa thể hiện tốt vai trò trách nhiệm, tập trung xử lý nghiêm túc, kịp thời các vướng mắc ở cơ sở. Từ cuối tháng 10/2012 đến nay, toàn tỉnh chỉ mới cấp GCN QSDĐ lần đầu cho hơn 28/81 nghìn hộ gia đình, cá nhân, đạt 33,3%.
THĂNG LONG
baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã