Học tập đạo đức HCM

Dân vận khéo tạo sự đồng thuận trong nhân dân

Thứ hai - 30/03/2015 22:58
Bí thư Huyện ủy Vũ Quang - Phạm Văn Bình cho rằng: Dân vận khéo là gốc của mọi thành công. Bởi dân vận khéo sẽ khơi thông “nguồn mạch tư tưởng” để nhân dân đồng hành với đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước, tôn trọng hiến pháp, pháp luật, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.

Để tạo sự chuyển biến tích cực, Ban Thường vụ Huyện ủy Vũ Quang đã tập trung chỉ đạo cơ sở nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 32 CT/TU về việc lấy MTTQ làm hạt nhân nòng cốt. Sau khi nắm bắt nội dung, từng đơn vị xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Ban Thường vụ Huyện ủy mời ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Thường trực Ủy ban MTTQ, trưởng - phó các đoàn thể cấp huyện, bí thư, chủ tịch UBND, ủy ban MTTQ, các đoàn thể quần chúng để quán triệt sâu sắc những nội dung quan trọng trong chỉ thị.

Dân vận khéo tạo sự đồng thuận trong nhân dân

Nhân dân xóm 1, xã Ân Phú làm giao thông nông thôn

Bài học thành công qua công tác dân vận khéo tại Vũ Quang đó là cán bộ khi thuyết phục dân phải “thấu tình, đạt lý”, bất luận trong hoàn cảnh nào cũng phải biết chia sẻ với dân. Vừa tranh thủ ngoại lực để giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống, vừa tập trung cao độ phát triển cơ sở hạ tầng, mở hướng cho dân lập nghiệp, làm ăn lớn... Cái “khéo” để dân tin đó là khi thuyết phục dân, cán bộ phải gương mẫu, dám hy sinh lợi ích của cá nhân để đóng góp vào sự nghiệp chung.

Trong cuộc sống thường ngày, ở đâu cũng vậy, thường phát sinh những mâu thuẫn. Nhằm giải quyết mâu thuẫn nội sinh này, tổ chức mặt trận và những người làm công tác dân vận thường xuyên chủ động đến ngay các “điểm nóng” nắm bắt tình hình, phân tích rõ nguyên nhân. Cách giải quyết các mâu thuẫn phải kiên trì, khéo léo, tránh xung đột và không để “chuyện bé xé thành chuyện to”. Đây là một bài học thành công về công tác dân vận khéo ở Vũ Quang. Nhờ vậy, an sinh xã hội được đảm bảo, môi trường văn hóa lành mạnh, chính trị ổn định, mối đoàn kết giữa Đảng và nhân dân ngày càng được thắt chặt.

Nhờ làm tốt công tác dân vận khéo nên huyện Vũ Quang đã phát huy được sức mạnh nội lực để dân làm kinh tế. Người dân biết tận dụng tiềm năng, lợi thế để trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ có chủ trương, chính sách mới của Nhà nước về khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ lãi suất, vốn nên nhiều chủ hộ đã “xé rào” kiểu làm ăn cũ, năng động đổi mới cách làm ăn lớn. Đặc biệt, trong xây dựng nông thôn mới, nhiều tổ chức và cá nhân trên địa bàn đã có những bước đột phá xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật hiện đại, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường.

Anh Nguyễn Văn Xoan - một chủ hộ trẻ ở xã Ân Phú cho hay: “Nhờ lợi thế về đất đai, tôi đã mạnh dạn đầu tư nuôi 500 con lợn. Càng làm, tôi càng thấy hướng đi này đúng, bởi quy trình bảo vệ và chăm sóc đàn lợn được khép kín nên rất an tâm. Nhờ sản xuất theo hình thức liên kết với doanh nghiệp nên được hỗ trợ về vốn và bao tiêu sản phẩm trọn gói”.

Ở Vũ Quang, còn có nhiều mô hình hoạt động hiệu quả. Một số mô hình chăn nuôi cho thu nhập khá như: ông Phạm Văn Đức (Hương Minh); ông Mai Văn Hạnh, bà Nguyễn Thị Lan (Sơn Thọ); Nguyễn Tiến Mạnh (Đức Giang); Nguyễn Tiến Thuật (Đức Liên), trong chuồng thường có 500-700 con lợn.

Cùng với chăn nuôi, nhiều gia đình đang dấy lên phong trào cải tạo vườn tạp, tập trung xây dựng vườn cây ăn quả, đặc biệt chú trọng trồng cam và chanh. Toàn huyện hiện có hàng trăm gia đình tạo được vườn cây ăn quả chất lượng cao, được thị trường tin dùng. Một số chủ hộ đã trở thành mẫu hình trồng cam điển hình của tỉnh, được nhiều người đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm như: anh Trần Quốc Viện (Đức Lĩnh), Lê Khánh Toàn (Đức Bồng), Phan Văn Liệu (Đức Giang)... Đến tháng 3/2015, toàn huyện có tới 650 ha cây ăn quả.

Cung cách làm ăn mới đã thay đổi những tập quán lạc hậu của người dân Vũ Quang. Tư tưởng tự ti, ý thức ỷ lại, dựa dẫm vào tài nguyên rừng đang dần biến mất.

Phan Thế Cải
Theo baohatinh.vn 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập265
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm264
  • Hôm nay63,560
  • Tháng hiện tại860,258
  • Tổng lượt truy cập90,923,651
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây