Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn - Trưởng Ban chỉ đạo Dự án SRDP tại Hà Tĩnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng - Trưởng Ban chỉ đạo dự án SRDP tại Quảng Bình; ông Henning Pedersen – Giám đốc Chương trình quốc gia IFAD Việt Nam; ông Garry Smith – chuyên gia nông nghiệp, Trưởng đoàn giám sát đánh giá cùng dự buổi làm việc.
Dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo tại Hà Tĩnh và Quảng Bình (gọi tắt là SRDP) có hiệu lực từ ngày 27/1/2013 và dự kiến kết thúc vào ngày 31/12/2018.
Mục tiêu tổng thể của dự án là cải thiện thu nhập bền vững và giảm tổn thương cho các hộ nghèo ở nông thôn tại các xã nghèo trong vùng mục tiêu ở Hà Tĩnh và Quảng Bình. Tính đến 30/9/2016, tổng mức giải ngân vốn vay IFAD và vốn ủy thác từ các nhà tài trợ đạt 16,88 triệu USD, đạt 37%.
Tiến độ dự án tại Hà Tĩnh và Quảng Bình được đánh giá là đạt yêu cầu, mặc dù tỷ lệ đạt được các kết quả/sản phẩm đầu ra còn có sự chênh lệch. Riêng tại Hà Tĩnh chương trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có định hướng thị trường (MoSEDP) đã được thực hiện tại 262 xã ở tỉnh Hà Tĩnh với 5 MoSEDP cấp huyện; dự án đã hoàn thành 61/96 công trình cơ sở hạ tầng cộng đồng được triển khai; 78 dự án nông nghiệp thích ứng với khí hậu (CSA) đã được thực hiện với 1.300 hộ hưởng lợi, trong đó có 533 hộ nghèo và cận nghèo; 96 nhóm tín dụng tiết kiệm đã được thành lập bởi Quỹ Phát triển phụ nữ ở 21 xã với 803 thành viên tham gia. Dưới chương trình hợp tác công tư (PPP), 4 chuỗi giá trị vì người nghèo đã được thành lập ở Hà Tĩnh.
Ông Henning Pedersen – Giám đốc chương trình quốc gia IFAD Việt Nam
Tại buổi làm việc, ông Henning Pedersen – Giám đốc chương trình quốc gia IFAD Việt Nam và các thành viên đoàn giám sát đánh giá cao nỗ lực thực hiện của các cơ quan cấp tỉnh và BQL Dự án 2 tỉnh.
Các chuyên gia đoàn giám sát cũng cho rằng, thời gian tới, các tỉnh có thể phối hợp chương trình NTM với dự án, tuy nhiên cần triển khai thí điểm trước ở một vài xã, nhất là các xã có dự án tái sử dụng đất đai và áp dụng hỗ trợ sản suất VietGAP; trong sản xuất nông nghiệp cần có tư duy mở rộng, áp dụng đổi mới sáng tạo khoa học kỹ thuật...
Ông Garry Smith – Chuyên gia nông nghiệp, Trưởng đoàn giám sát: Chúng tôi sẽ tích cực hỗ trợ 2 địa phương triển khai dự án. Tuy nhiên, các tỉnh nên chủ động tìm kiếm, bố trí thêm nguồn vốn cho IFAD để dự án triển khai hiệu quả hơn.
Đặc biệt, MoSEPD cần tiếp tục tập huấn cán bộ tại một số xã, xây dựng khung kế hoạch trung hạn; đa dạng hóa các hoạt động đầu tư cộng đồng, đặc biệt hạ tầng giúp thúc đẩy liên kết thị trường. Chương trình CSA nên đa dạng hóa các hoạt động đầu tư thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường việc chuyển giao công nghệ thành công với số lượng cộng đồng tiểu nông hộ lớn hơn nữa. Quỹ Phát triển phụ nữ cần quan tâm nhiều hơn đến phát triển nhóm tín dụng và tiết kiệm tại các xã và đồng bào dân tộc thiểu số…
Kết thúc buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo 2 tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cảm ơn lãnh đạo và thành viên dự án. Đồng tình cao với đánh giá của đoàn giám sát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu và khẳng định những thông tin được đánh giá sẽ là cơ sở để 2 tỉnh làm tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cam kết thực hiện tốt hơn những nội dung mà Hà Tĩnh đã ký kết để dự án được triển khai hiệu quả; chỉ đạo các cơ quan liên quan vào cuộc một cách quyết liệt và có sự điều chỉnh hợp lý, tập trung thực hiện tốt hơn nữa dự án nhằm đảm bảo tiến độ, đúng thiết kế và kế hoạch thực hiện.
Theo Thu Hà/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã