Mở đầu hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nêu rõ tầm quan trọng, quan điểm và mục tiêu của đề án, đồng thời yêu cầu các ngành, các địa phương, các thành viên thao dự hội thảo phát huy tinh thần trách nhiệm, sự hiểu biết của mình để đóng góp những ý kiến, tham luận có chất lượng để Đề án đạt được mục tiêu đề ra.
"Đề án phải tuân thu quy hoạch, pháp luật và đạt hiệu quả cao; ưu tiên chế biến sâu, sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường...", Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.
Đề dẫn hội thảo do Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt trình bày nêu rõ: Mục tiêu đề án là quản lý, bảo vệ và phát triển bề vững 360.700 ha rừng và đất lâm nghiệp hiện có theo quy hoạch, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng NTM; đưa tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên đất lâm nghiệp từ 3.000 tỷ đồng năm 2016 lên khoảng 7.500 tỷ đồng vào năm 2025.
Chuyển đổi khoảng trên 6.300 ha rừng và đất lâm nghiệp để phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực với giá trị đạt khoảng 5.400 tỷ đồng; hoàn thiện hệ thống các cơ sở chế biến theo quy hoạch, hoàn thành việc xây dựng 2 nhà máy ván sợi: MDF, OSP, OKAL, kim gạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt khoảng 90 triệu USD/năm; cơ bản gỗ rừng trồng được chế biến tinh sâu và tiến tới sản xuất sản phẩm hoàn thiện.
Tỉnh kêu gọi được một số doanh nghiệp lớn vào đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch tại một số điểm như Ngàn Trươi - Cẩm Trang, hồ Kẻ Gỗ, Nước Sốt - Kim Sơn, hồ Rào Trổ, thác Vũ Môn, hình thành các tour, tuyến kết nối với điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đưa diện tích gây trồng, tái tạo lâm sản ngoài gỗ đến năm 2025 đạt khoảng 26.000 ha, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho khoảng 70.000 lao động.
Đề án cũng xác định 13 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Ông Lê Ngọc Lâm (hộ trồng cam ở xã Đức Bồng): Cần quan tâm xây dựng thương hiệu cây ăn quả gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng thuốc BVTV sinh học.
Một số nội dung trọng tâm định hướng cho các đại biểu tập trung thảo luận là: Phát triển cây ăn quả gắn với các trang trại nông lâm kết hợp; phát triển trồng rừng nguyên liệu; phát triển rừng gỗ lớn từ rừng tự nhiên; phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh; việc rà roát quỹ đất để cho các doanh nghiệp thuê phát triển, ổn định nguyên liệu cho các nhà máy chế biến...
Một số đại biểu cho rằng, Đề án chưa xác định rõ về phát triển kinh tế trang trại; phát triển cây chè; kinh phí cho phát triển rừng sản xuất còn rất hạn chế; giá trị đạt 100 triệu/ha rừng sản xuất đến năm 2025 là quá cao, cần xem lại vì rừng chủ yếu vẫn là phòng hộ và đặc dụng...
Ông Trần Viết Hùng (xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn): Nên tập trung trồng rừng gỗ lớn để chống xói mòn, cho hiệu quả kinh tế cao.
Góp ý tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, việc ra đời Đề án là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu, xu thế phát triển chung; đồng thời kiến nghị chính quyền, các ngành cần quan tâm đến quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; nên áp dụng mô hình nông lâm kết hợp, khép kín; xây dựng thương hiệu cây ăn quả; phát triển rừng trồng gỗ lớn; thực hiện các biện pháp sản xuất trên đất dốc, tránh xói mòn; thực hiện theo hướng xanh, sạch, bền vững; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ gia đình tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, vốn ưu đãi và đầu ra sản phẩm; đặt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng lên hàng đầu; đầu tư hạ tầng lâm nghiệp; quan tâm giống cây, giống con...
Theo Trọng Tuệ/baohatinh.vnNhững tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã