Học tập đạo đức HCM

Dịch bệnh gia súc, gia cầm nguy cơ "trỗi dậy" dịp cuối năm

Thứ sáu - 23/11/2018 01:02
Diễn biến bất lợi của thời tiết vào dịp cuối năm là môi trường thuận lợi cho các loại virus "tấn công" vào đàn vật nuôi. Do đó, người chăn nuôi Hà Tĩnh cần cẩn trọng phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Dịch bệnh gia súc, gia cầm nguy cơ “trỗi dậy” dịp cuối nămVào dịp cuối năm, nguy cơ dịch trên đàn gia súc tăng cao

Thực tế nhiều năm trước cho thấy, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thường xẩy vào những dịp cuối năm, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Trước hết là do diễn biến phức tạp của thời tiết, khả năng kháng bệnh của vật nuôi kém là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Chỉ tính riêng tháng 11 năm 2017, trên địa bàn tỉnh có gần 130 con gia súc bị bệnh LMLM tại các huyện Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn và TX Kỳ Anh.

Dịch bệnh gia súc, gia cầm nguy cơ “trỗi dậy” dịp cuối nămDịch cúm H5N1, H5N6 có nguy cơ đe dọa đàn gia cầm

Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc Đoàn Minh Lương cho rằng: Can Lộc được xem là "ổ dịch", nhất là dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc thường xẩy ra. Trong khi đó, phần lớn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn vẫn có tâm lý chủ quan, chưa chú trọng đến các biện pháp an toàn cho đàn vật nuôi. Vấn đề lo ngại nhất là vào dịp cuối năm, lưu lượng vận chuyển mua bán gia súc, gia cầm tăng cao, nếu không được kiểm soát chặt chẽ nguy cơ dịch bệnh rất dễ xẩy ra.

Dịch bệnh gia súc, gia cầm nguy cơ “trỗi dậy” dịp cuối nămTình trạng giết mổ gia súc tại nhà trái với quy định vẫn còn xẩy ra tại một số địa phương

Thực trạng giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh hiện còn nhiều bất cập, tình trạng giết mổ gia súc tại nhà, không đưa vào lò giết mổ tập trung vẫn còn xảy ra tại một số địa phương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh lan truyền nguy hiểm trên đàn vật nuôi.

Ông Nguyễn Hoài Nam - cán bộ Phòng Quản lý dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh cho biết: Hà Tĩnh có tổng đàn gia súc, gia cầm khá lớn, trong đó gần 400.000 con trâu, bò, lợn và hơn 1,6 triệu con gà, vịt. Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm giảm so với những năm trước; tỉ lệ tiêm phòng định kỳ đợt 2 đạt khá cao. Tuy nhiên, không vì thế mà ngành chuyên môn và người chăn nuôi chủ quan, lơ là với dịch bệnh.

Hiện nay, dịch bệnh LMLM, H5N1, H5N6 trên đàn gia súc, cúm gia cầm đã xuất hiện ở một số tỉnh lân cận như Quảng Bình, Nghệ An. Đặc biệt, dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp ở Trung Quốc có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Dịch bệnh gia súc, gia cầm nguy cơ “trỗi dậy” dịp cuối nămNgười chăn nuôi phải tiêm phòng bổ sung khi tái đàn để phòng bệnh hiệu quả

Theo ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh, dịch bệnh gia súc, gia cầm có thể "trỗi dậy" bất cứ lúc nào; đặc biệt là các ổ dịch cũ ở Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà, Hương Khê... Theo đó, vấn đề quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh của các hộ chăn nuôi. Ngoài việc tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ, người chăn nuôi phải tiêm phòng bổ sung khi tái đàn, đồng thời tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng trại; bổ sung vitamin, khoáng chất vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

Dịch bệnh gia súc, gia cầm nguy cơ “trỗi dậy” dịp cuối nămThường xuyên phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, vùng có nguy cơ cao

Chính quyền các địa phương phải làm tốt công tác quản lý vận chuyển con giống vào, ra trên địa bàn; kiên quyết xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ, đưa toàn bộ gia súc, gia cầm vào lò giết mổ tập trung. Khi phát hiện dịch bệnh phải báo ngay cho ngành chuyên môn để kịp thời xử lý, không để dịch bệnh lan ra diện rộng. Các ngành chức năng tăng cường kiểm tra các hoạt động hành nghề, buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và xử lý nghiêm các vi phạm về lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn...

Ngoài các biện pháp trên, các hộ chăn nuôi nên áp dụng khoa học - công nghệ, nhất là các kỹ thuật chăn nuôi sinh học, vừa giảm nguy cơ mắc bệnh của vật nuôi, vừa tăng chất lượng sản phẩm.

Theo Hữu Trung/Bao Ha Tinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm141
  • Hôm nay20,455
  • Tháng hiện tại509,459
  • Tổng lượt truy cập102,269,002
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây