Chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng nên Hồng Lĩnh đã có sức hút cho mọi thành phần kinh tế trong các lĩnh vực phát triển công nghiệp. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất sợi tại Công ty Vinatex Hồng Lĩnh. Ảnh: Nam Giang |
Theo báo cáo của Sở KH-ĐT, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 3.598 DN. Trong năm 2013, toàn tỉnh có 510 DN được thành lập. Như vậy, xét các tiêu chí quan trọng trên thì năm 2013 đã có sự chuyển biến khá tích cực so với năm 2012. Đó là chưa kể, số DN phải giải thể trong năm 2013 cũng chỉ 95, trong khi 2012 là 138, giảm 6,88% so với cùng kỳ...
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, điều đáng ghi nhận nhất trong năm 2013 của DN Hà Tĩnh chính là cơ cấu ngành nghề kinh doanh. Theo đó, cơ cấu ngành nghề kinh doanh trên địa bàn tỉnh có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng số lượng DN hoạt động lĩnh vực CN-TTCN, TM-DV. Nếu năm 2011, cơ cấu ngành nghề kinh doanh xây dựng - vận tải chiếm 30%; nông - lâm - ngư nghiệp 10%; CN-TTCN - khai khoáng - điện 20%; TM-DV tổng hợp 40% thì năm 2013, cơ cấu ngành nghề kinh doanh xây dựng - vận tải là 25%; nông - lâm - ngư nghiệp 13%; CN-TTCN - khai khoáng - điện 20%; TM-DV tổng hợp 42%.
Những số liệu trên cho thấy, số DN kinh doanh xây dựng - vận tải đã giảm dần (từ 30% xuống còn 25%) và số DN TM-DV đang tăng dần (từ 40% lên 42%). Sự chuyển dịch này được cho là tín hiệu đáng mừng, phù hợp với xu hướng phát triển chung, dù chưa thực sự mạnh mẽ...
Chưa hết, theo nhiều chủ DN, “dấu hiệu phục hồi” đáng kể nhất chính là sự thay đổi về nhận thức, tư duy trong hoạt động SXKD ngay trong chính bản thân DN. “Giới DN chúng tôi hầu hết đã phải trả giá đắt cho sự làm ăn nóng vội, manh mún kiểu gia đình, thiếu tầm nhìn chiến lược... Bên cạnh những mất mát, cuộc khủng hoảng kinh tế chung lần này đã thực sự “dạy” cho chúng tôi nhiều điều bổ ích về hoạt động SXKD. Đây còn là một cuộc sàng lọc, thử sức khắt khe, thực sự là “chiến trường” đối với DN...”, M. T. H - một giám đốc DN, thẳng thắn.
Không chỉ M., một số chủ DN mà chúng tôi có dịp tiếp xúc đều có cùng cảm nhận trên. “Đối với chúng tôi, giờ đây không phải thu hẹp hay mở rộng sản xuất, kinh doanh mà quan trọng hơn là làm gì, làm như thế nào... để phù hợp với năng lực của mình, đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu của thị trường. Đã không còn chỗ cho cách làm chụp giật, “mì ăn liền”, bỏ tiền “chạy” dự án... như trước nữa” - N. V. C, chủ doanh nghiệp H.T.V, cho biết.
DN Hà Tĩnh đang có những chuyển biến tích cực cả về chất và lượng, dù đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Chúng ta đã có nhiều giải pháp, chính sách để hỗ trợ, giúp họ phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, việc phần lớn DN hiện vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn, hỗ trợ còn ở mức thấp và nhiều khó khăn, vướng mắc khác đang làm chậm tiến độ phục hồi của DN.
TRỌNG TUỆ
theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã