Học tập đạo đức HCM

Đóng tàu vỏ thép: Để hiệu quả phải chọn đúng nghề!

Thứ năm - 24/08/2017 02:49
Chỉ sau 7 chuyến đi biển, chủ tàu vỏ thép mang tên Thành Đạt 08 (đóng mới theo Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ, có trị giá trên 13 tỷ đồng) đã có đơn xin vay vốn để cải hoán, nâng cấp, chuyển đổi nghề, do khai thác kém hiệu quả, sợ không trả được vốn vay...

dong tau vo thep de hieu qua phai chon dung nghe

Tàu vỏ thép Thành Đạt 08 tại Cảng cá Thạch Kim (Lộc Hà).

Gặp lại ông Nguyễn Văn Lòng (SN 1960, thôn Hoa Thành, xã Thạch Kim, Lộc Hà, chủ nhân tàu vỏ thép biển kiểm soát HT 96708 TS) trông khác đi khá nhiều, dù chỉ sau mấy tháng. Ông gầy hẳn, nét âu lo đã hằn sâu trên khuôn mặt sạm nắng. Sự hân hoan, tin tưởng như ngày tôi và bao người gặp ông tại lễ bàn giao 2 tàu đánh bắt xa bờ của huyện Lộc Hà theo Nghị định 67 của Chính phủ, tại cảng cá Thạch Kim, ngày 22/2/2017, đã không còn.

Lần này, tôi cũng hẹn gặp ông ở cái cảng cá ấy nhưng với một tâm trạng bồn chồn. Bồn chồn bởi láng máng biết từ khi có tàu vỏ thép, ông đi khơi không được thuận lợi, nay muốn vay vốn, chuyển nghề...

“Sao mau quá vậy, thế trước lúc đóng tàu bác không tìm hiểu nghề à?” – tôi hỏi. Ông nói với tôi rằng, đây là nghề ruột của gia đình ông. Ông gắn bó với nghề câu khơi từ nhỏ. “Có vậy tôi mới dám vay trên 12,7 tỷ đồng và dốc toàn bộ vốn tự có (vốn đối ứng) gần 700 triệu đồng để đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67... nhưng giờ khác quá. Nghề câu đã không còn hiệu quả do nguồn lợi hải sản suy giảm mạnh trong thời gian qua nên không cạnh tranh được với nghề rê bay...” - ông Lòng tâm sự.

Theo ông Lòng, kể từ ngày nhận tàu, ông cùng 7 người nữa đã đi khơi 7 chuyến. Trong 7 chuyến đó có tới 6 chuyến lỗ (gần 200 triệu đồng), chỉ 1 chuyến, trừ chi phí còn lãi 16 triệu đồng, mỗi người 2 triệu đồng, nhờ được mực.

“Tình hình này nếu tiếp tục kéo dài thì việc trả nợ cho Nhà nước và cuộc sống của người lao động trên tàu sẽ rất khó khăn” - ông Lòng lo âu.

Mong muốn lớn nhất của ông lúc này là được tiếp tục vay vốn nhằm cải hoán, nâng cấp tàu để chuyển đổi từ nghề câu khơi sang nghề rê bay, một nghề đang khai thác ổn định và có hiệu quả. “Chỉ có như vậy mới ổn định được cuộc sống và trả nợ cho Nhà nước” - ông Lòng tâm sự.

Được biết, hiện ngoài đơn xin chuyển đổi nghề, ông Lòng còn có phương án SXKD gửi các ngành, đơn vị... liên quan trong tỉnh để vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ.

Theo ông Lòng, khi chuyển đổi sang nghề lưới rê, về kết cấu cơ bản của tàu cũng như trang thiết bị hiện có không thay đổi. Tuy nhiên, sẽ phải sửa đổi, bổ sung khoang chứa lưới, hệ thống tời lưới, hệ thống ngư lưới cụ có chiều dài khoảng 10 hải lý. Tổng chi phí cho các khoản đó xấp xỉ 5 tỷ đồng và lúc đó, giá thành tàu Thành Đạt 08 lên tới gần 18,4 tỷ đồng.

Để đạt được mong muốn trên, lúc này, ông Lòng cần được vay trên 4,74 tỷ đồng và có vốn đối ứng gần 250 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền vay ngân hàng cả cũ và mới (nếu được vay) là gần 17,45 tỷ đồng.

Hạch toán chi tiết, cụ thể về thời gian, số chuyến, chi phí... hoạt động của tàu, ông Lòng cho biết, sau khi trích 80 triệu đồng/chuyến để trả lãi và gốc cho ngân hàng, mỗi năm, tàu ông lãi 1,2 tỷ đồng, cùng với đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho thuyền viên và gia đình, tạo ra nguồn hải sản chất lượng cao, có giá trị lớn phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Qua trao đổi được biết, lãnh đạo xã Thạch Kim cũng đã quan tâm và có những động thái tích cực để ông Lòng sớm đạt được nguyện vọng...

Tuy nhiên, việc thay đổi nghề do không phù hợp, hiệu quả kinh tế kém chỉ sau một thời gian rất ngắn đưa vào hoạt động đối với chủ tàu vỏ thép (đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ) rất đáng để các cấp, ngành và chính cả bản thân chủ tàu xem xét, rút kinh nghiệm, tránh lặp lại trong thời gian tới. Rõ ràng, ở trường hợp cụ thể này, chủ tàu đã chủ quan, thiếu tìm hiểu trong việc chọn nghề.

Công tác thẩm tra, đánh giá phương án SXKD, việc chọn nghề của ngư dân từ chính quyền, các ngành chức năng liên quan đã thiếu sâu sát, lỏng lẻo, dẫn đến một nghề đã không còn phù hợp với ngư trường đánh bắt hải sản hiện nay vẫn được chấp thuận cho vay với khoản tiền “khủng”.

Để Nghị định 67 của Chính phủ tiếp tục phát huy hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra trong thời gian tới, thiết nghĩ, bài học đã phải trả giá này cần tránh lặp lại!

Theo Trọng Nghĩa/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập219
  • Hôm nay27,404
  • Tháng hiện tại894,915
  • Tổng lượt truy cập90,958,308
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây