Khảo sát trước khi sáp nhập cho thấy: Hà Tĩnh có 2.837 thôn, tổ dân phố quy mô không hợp lý, có thôn tới 400 hộ dân nhưng cá biệt cũng có thôn chỉ 25 đến 34 hộ.
![]() |
Sáp nhập thôn, tổ dân phố giảm nguồn chi ngân sách, có điều kiện phát triển cơ sở |
Công việc nhiều, trách nhiệm lớn nhưng chế độ, chính sách dành cho đội ngũ cán bộ thôn, xóm, tổ dân phố ở nhiều địa phương hiện quá thấp. Nguyên nhân là do bộ máy quá cồng kềnh, quy mô thôn xóm chưa hợp lí, đội ngũ đảm nhận công việc thiếu ổn định, ít được bồi dưỡng.
Sau 4 năm thực hiện sáo nhập, đến thời điểm này toàn tỉnh giảm còn 2.140 thôn, tổ dân phố, 11.849 cán bộ. Với số lượng cán bộ này hàng năm Hà Tĩnh đã giảm được trên 84 tỷ đồng phụ cấp cho cán bộ thôn, xóm. Một số địa phương làm tốt chủ trương này như Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Hương Sơn, Lộc Hà.
Việc giảm số lượng đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố cũng đã giúp cơ cấu hợp lý đội ngũ cán bộ, tăng cường quy mô các thôn, tổ dân phố để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Theo Minh Giang/hatinhtv.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025