Dự thảo Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong CCHC nhằm cải thiện chỉ số minh bạch và tiếp cận thông tin đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” do Sở TT-TT trình bày gồm 4 phần: Cơ sở pháp lý và sự cần thiết xây dựng đề án; thực trạng, dự báo về ứng dụng CNTT trong CCHC và đánh giá chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin; quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đề án; danh mục các nhiệm vụ, dự án trọng điểm ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2020.
Giám đốc Sở TT-TT Phan Tấn Linh: Chương trình mục tiêu CNTT của Trung ương có nguồn kinh phí gần 5.000 tỷ đồng, trong đó có dành một phần kinh phí để triển khai Đề án đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong CCHC..."
Theo dự thảo đề án, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng như chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của tỉnh qua các năm thiếu ổn định. Bởi vậy, tăng cường chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin có vai trò quan trọng trong cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo đó, mục tiêu chung của đề án là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong CCHC nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tập trung cải thiện chỉ số minh bạch và tiếp cận thông tin một cách đồng bộ tại các cấp ngành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, duy trì ổn định chỉ số PCI nói chung và chỉ số tính minh bạch nói riêng trong top 10 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng năm.
Giám đốc Sở KH&CN Đỗ Khoa Văn: Hiện nay tỉnh đang triển khai nhiều đề án liên quan đến cải cách hành chính. Vì vậy, Sở TT-TT cần xác định rõ đây là một đề án độc lập hay là một nhánh của đề án CCHC mà tỉnh đang triển khai.
Tổng kinh phí thực hiện đề án ước tính 204,7 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương 71,5 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 91,7 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện 29 tỷ đồng và nguồn vốn hợp pháp khác 12,5 tỷ đồng. Thời gian thực hiện đề án từ năm 2016 – 2020.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tham gia đóng góp ý kiến và góp ý bằng văn bản để cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện đề án.
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa: Cải cách hành chính của Hà Tĩnh đang ở mức rất thấp. Đây là một đề án lớn nên cần sự nghiên cứu, đầu tư kỹ lưỡng.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh nhấn mạnh: Đây là một đề án cấp thiết nhằm minh bạch tiếp cận thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tuy nhiên, đề án cần đi sâu đánh giá thực trạng một cách cụ thể hơn, tiến hành rà soát lại việc công khai thông tin của các cơ quan nhà nước thời gian qua.
Về giải pháp thực hiện, đề án cần phải cụ thể hơn, nguồn kinh phí thực hiện cần được tính toán theo hướng rút ngân sách nhà nước xuống và tăng ngân sách xã hội hóa lên. Một thực trạng hiện nay là người dân không có thói quen tiếp cận thông tin. Vì vậy, đề án phải tính đến giải pháp để khắc phục vấn đề này. Bên cạnh đó, đề án triển khai trong thời gian dài nên đơn vị chủ trì cần có lộ trình cụ thể qua các năm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị, sau khi nghe các ý kiến góp ý, Sở TT-TT phải gấp rút hoàn thiện đề án để phục vụ cho buổi làm việc với HĐND tỉnh sắp tới.
Theo Phan Trâm/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã