Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Người dân Hương Sơn làm giàu từ nghề nuôi hươu

Thứ sáu - 10/04/2015 10:43
Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh (tính đến tháng 3/2015) có khoảng 37.000 con hươu, thu hoạch được 12 tấn nhung. Nếu tính về kinh tế thì riêng số nhung 12 tấn đã có 120 tỷ đồng (1kg nhung = 10 triệu đồng).

Lợi nhuận cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) từ lâu nổi tiếng với nghề nuôi hươu truyền thống, đem lại giá trị kinh tế cao. Từ năm 1985 trở về trước, nghề nuôi hươu trên địa bàn toàn huyện phát triển khá mạnh, toàn tỉnh và huyện đã có trên 7.000 con hươu, trong đó có 2 xí nghiệp hươu là: xí nghiệp hươu giống Hương Sơn (có tổng đàn 450 con), có trại hươu ở xã Sơn Thủy (do quân đội quản lý).

Khi đó giá một con hươu cái 3 tháng tuổi từ 45 triệu đến 50 triệu đồng, đồng thời một cân nhung hươu có giá từ 7 triệu đến 8 triệu đồng. Lợi nhuận cao khiến rất nhiều gia đình, thậm chí cả một số doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng, đổ xô vào nuôi hươu và lan rộng ra một số địa phương khác.

Tuy nhiên, năm 1987 con hươu ở Hà Tĩnh lại bị rớt giá thảm hại, giá một con hươu cái 3 tháng tuổi chỉ vào khoảng 500.000 đồng đến 700.000 đồng một con. Lúc đó người dân nuôi hươu đi vào bế tắc và rất nhiều gia đình, doanh nghiệp lâm vào cảnh bị phá sản, họ bắt đầu thanh lý đàn hươu bán tháo để trả nợ. Tuy vậy cũng có những người nhân cơ hội này mua hươu thả vào rừng.

Là địa bàn nuôi hươu truyền thống, người dân ở Hương Sơn thấy rằng không thể để mất đi một sản phẩm quý hiếm trên quê hương, vì con hươu là con vật rất gần gũi và dễ nuôi, cho sản phẩm có giá trị bổ dưỡng cao, mang lại giá trị kinh tế lớn nên từ năm 2005, nghề nuôi hươu đã được phát triển trở lại.

Không những vậy, chính quyền huyện Hương Sơn còn có nhiều chủ trương, biện pháp tháo gỡ khó khăn, giúp đỡ để cá nhân và tập thể có điều kiện phát triển đàn hươu quý hiếm bằng nhiều chính sách khuyến khích hấp dẫn… Nhờ vậy, mô hình chăn nuôi hươu ở Hương Sơn đã phát triển mạnh với quy mô lớn.

Giúp nhiều hộ thoát nghèo nhờ nuôi hươu

Tính đến 30/3/2015, toàn huyện Hương Sơn có 297 cơ sở chăn nuôi hươu quy mô trên 10 con trở lên, trong đó có 9 cơ sở nuôi trên 50 con trở lên. Điển hình như gia đình vợ chồng chị Lê Thị Hương ở xóm Lâm Đồng, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn. Gia đình chị có truyền thống nuôi hươu từ rất lâu, được bố mẹ truyền lại.

Trước đây gia đình chỉ nuôi từ 5 đến 6 con nhưng đến năm 2014, đã nuôi đến 70 con, mỗi năm gia đình có doanh thu từ 10 kg nhung, thu được 100 triệu đồng; bán con giống được 110 triệu đồng (trừ chi phí cũng thu lãi 100 triệu đồng/năm).

Ông Nguyễn Lý, chủ nhiệm hợp tác xã kinh doanh tổng hợp xã Sơn Ninh cho biết: Năm 2012 hợp tác xã đã bỏ ra số vốn 5,6 tỷ đồng (trong đó vay vốn theo Quyết định 26 của UBND tỉnh Hà Tĩnh với lãi suất 0,65% là 900 triệu đồng, còn lại là vốn vay theo sổ đỏ và vốn tự có của công ty cổ phần Thành Thắng - đơn vị trước đây làm xây dựng).

Ngoài ra, hợp tác xã của ông đã bỏ vốn trên 2,1 tỷ đồng làm đường bê tông 800m, sửa lại cầu E do lún 2 đầu cầu vì lũ lụt 2010 làm hư hỏng, và chính đây cũng là con đường vào 3 xã Sơn Hòa, Sơn Ninh, Sơn An.

Từ khi có con đường này nhân dân 3 xã cũng đã cải tạo được trên 40 ha đồng ruộng nên năng suất lúa được nâng lên, cải thiện được đời sống cho 3 xã. Riêng trang trại của ông Lý ngoài tạo công ăn việc cho 30 công nhân thường xuyên, thì hàng năm còn giải quyết việc làm cho 35 công nhân thời vụ nữa.

Năm 2015 trang trại của ông Lý đã có 45 con hươu, trong đó có 25 con đực, 20 con hươu cái, dê 7 con, bò 12 con, một đàn lợn giống 50 con. Dự kiến trong tháng 4/2015 sẽ thu hoạch được 21 kg nhung hươu, còn con hươu sinh sản để tiếp tục tăng đàn (chưa bán con giống)...

Như vậy, theo dự tính năm 2015 doanh thu từ nuôi hươu trên địa bàn huyện Hương Sơn sẽ đạt hơn 165 tỷ đồng. Hiện nay mong muốn chung của huyện Hương Sơn, người dân nuôi hươu ở Hương Sơn là tìm được đầu ra cho sản phẩm nhung hươu một cách ổn định, được vay vốn ưu đãi nhiều hơn để phát huy thế mạnh nuôi hươu tại địa phương./. 

Trần Đình Quý
Theo thoibaotaichinhvietnam.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại811,342
  • Tổng lượt truy cập90,874,735
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây