Năm 2016, sản xuất ở Hà Tĩnh liên tục bị ảnh hưởng bởi các đợt mưa lũ, gây thiệt hại lớn. Để hỗ trợ sản xuất, tỉnh đã ban hành các chính sách giúp địa phương bổ cứu sản xuất kịp thời. Xác định vụ đông là vụ sản xuất chính, ngành NN&PTNT chỉ đạo bố trí cơ cấu giống cây trồng và thời vụ hợp lý, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, né tránh thiên tai nhằm tăng năng suất, sản lượng, giá trị trên đơn vị diện tích.
Nông dân Thạch Hà gieo trỉa ngô sinh khối
Theo đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực có lợi thế gắn với đề án mỗi xã một sản phẩm, xây dựng các loại hình liên kết sản xuất. Trong đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước về SX-KD vật tư nông nghiệp, đảm bảo VSATTP và bảo vệ môi trường, khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Theo kế hoạch, vụ đông 2017, toàn tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu sản xuất tổng diện tích đạt trên 13.300 ha. Đặc biệt, ngô là cây trồng chủ lực với ngô lấy hạt (trên 3.000 ha) và ngô sinh khối (trên 3.400 ha); rau các loại 4.223 ha; khoai lang 2.829 ha; củng cố, duy trì 37 cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại (quy mô 300 con trở lên); tăng tỷ lệ bò lai Zebu, bò chất lượng cao…
Theo Hà Nguyên/kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố