Hà Tĩnh hiện có 2 khu kinh tế đó là KKT Vũng Áng và KKT Cầu Treo, có 2 khu công nghiệp Hạ Vàng và KCN Gia Lách. Các KKT, KCN đang dần thể hiện được vai trò đầu tàu về phát triển công nghiệp của địa phương. Tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 640 doanh nghiệp đang hoạt động, 158 dự án đầu tư tại các khu kinh tế, khu công nghiệp. Công tác bảo vệ môi trường tại các Khu kinh tế, Khu công nghiệp đã được các địa phươn và ngành chức năng hết sức quan tâm.
Đến nay, đã có 242 dự án được phê duyệt thủ tục bảo vệ môi trường theo quy định, trong đó có 9 dự án do Bộ TN&MT phê duyệt. Hà Tĩnh hiện có 22 cụm công nghiệp được xây dựng trên tổng diện tích 580ha. Trong đó đã có 137 dự án đi vào hoạt động, với tổng số vốn gần 4.700 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 3.100 lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua, việc phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường tại Khu kinh tế, Khu công nghiệp, các cụm công nghiệp còn tồn tại một số hạn chế, nhất là hệ thống xử lý chất thải tập trung; việc kiểm tra, giám sát về môi trường ở các dự án lớn còn bất cập; tình trạng rác thải phát sinh chưa được thu gom xử lý kịp thời; tỷ lệ rác thải được xử lý còn thấp...
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng |
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng khẳng định, hiện trạng phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh như hiện nay là theo đúng quy hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Nổi bật nhất là KKT Vũng Áng với những dự án lớn như luyện thép của F-romosa, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, xảy ra sự cố môi trường biển vừa qua là bài học cho Hà Tĩnh cũng như cả nước trong quá trình phát triển công nghiệp.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ kiến nghị với đoàn công tác kiến nghị đoàn công tác có ý kiến với Trung ương liên quan đến quy hoạch tổng thể một số dự án như nhiệt điện, lọc dầu. Trong lộ trình phát triển Vũng Áng cần đảm bảo môi trường cho KKT; quan tâm đến tính hiệu quả, nhất là về môi trường.
Liên quan đến khai thác mỏ sắt Thạch Khê, hiện nay dự án đang bóc đất tầng phủ, tuy nhiên đã có những hệ lụy ảnh hưởng đến môi trường, mạch nước ngầm, thu hẹp đất mặt sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân các xã vùng dự án. Do đó Hà Tĩnh mong muốn Trung ương cần phải tính toán căn cơ, quan tâm đến tính hiệu quả, nhất là về môi trường tại dự án mỏ sắt Thạch Khê.
Ông Bùi Văn Thạch – Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng phát biểu tại buổi làm việc |
Thay mặt đoàn công tác ông Bùi Văn Thạch – Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng đã chia sẻ những khó khăn mà Hà Tĩnh gặp phải, nhất là ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển; đồng thời đánh giá cao sự nổ lực, vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền Hà Tĩnh trong việc thực hiện chi trả hỗ trợ đền bù giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Trong thời gian tới, Hà Tĩnh cần phải xây dựng kế hoạch trung hạn, hằng năm thực hiện việc giám sát môi trường. Cần phải căn cơ hơn trong lựa chọn các nhà đầu tư, xây dựng chuỗi xử lý môi trường trong các KKT, KCN. Có cơ chế đặc thù để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ xử lý rác thải; có các giải pháp ứng phó, phòng ngừa sự cố…
Ông Bùi Văn Thạch - Phó Chánh Văn phòng TW Đảng cũng đã tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của Hà Tĩnh, tổng hợp trình lên Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiên cứu, chỉ đạo.
Theo Trường Biên/hatinhtvn.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã