Theo báo cáo, đến cuối năm 2016, Hà Tĩnh có 107/262 xã, thị trấn được phân loại theo các tiêu chí 3 khu vực. Trong đó, 20 xã khu vực I, 38 xã khu vực II, 49 xã khu vực III; số thôn đặc biệt khó khăn gồm: 115 thôn thuộc xã khu vực II và 265 thôn thuộc xã khu vực III.
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống chính sách cho vùng dân tộc và miền núi tại Hà Tĩnh ngày càng toàn diện và đầy đủ trên mọi lĩnh vực. Nhờ đó, vùng dân tộc và miền núi của tỉnh có những bước phát triển quan trọng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc giảm nhanh.
Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc Đinh Thị Phương Lan: Đối với Hà Tĩnh, các tiêu chí phân định 3 khu vực theo Quyết định số 50/QĐ-TTg đã đúng đắn và hợp lý chưa, liệu có khả năng cụ thể hóa và áp dụng hiệu quả trong thực tế không?
Theo kết quả công tác điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, năm 2016 toàn tỉnh có gần 40.000 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 10,56%), giảm 0,64 điểm %; 32.700 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 8,76%), tăng 0,43 điểm % so với năm 2015.
Theo bộ tiêu chí quy định tại Quyết định 50 của Thủ tướng Chính phủ về xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016 – 2021, UBND tỉnh Hà Tĩnh trình Ủy ban Dân tộc phê duyệt với 104 xã miền núi, trong đó có 15 xã khu vực I, 89 xã khu vực II và không có xã khu vực III . Theo đó, số thôn đặc biệt khó khăn giảm 365 thôn, chỉ còn lại 15 thôn.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Huy Lợi: Việc giảm số xã đặc biệt khó khăn theo bộ tiêu chí mới của Quyết định 50/QĐ-TTg đồng nghĩa với việc các địa phương không còn được thụ hưởng cơ chế hỗ trợ đầu tư chuyên biệt sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến trình thoát nghèo bền vững.
Trưởng Ban Văn hóa – xã hội, HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh: Xuất phát từ đặc thù của Hà Tĩnh, nên xem xét, điều chỉnh tiêu chí công nhận các xã khu vực III nhằm tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về kinh tế, an sinh xã hội, tránh tình trạng tái nghèo.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, giải trình làm rõ những nội dung liên quan đến việc thực hiện cơ chế, chính sách, áp dụng các tiêu chí, đồng thời đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt việc phân định xã, thôn, đảm bảo cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng mang tính bền vững.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cho rằng, việc áp dụng tiêu chí khu vực III theo Quyết định số 50/QĐ-TTg đối với Hà Tĩnh vẫn còn một số điểm bất cập, cần được rà soát, tính toán lại đảm bảo tính khả thi.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương có cơ chế chính sách đặc thù riêng đầu tư cho vùng miền núi dân tộc của tỉnh; xem xét lại các chính sách hỗ trợ trực tiếp về con người, an sinh xã hội, nhất là về bảo hiểm y tế, học phí… cho người dân vùng khó khăn.
Kết thúc buổi làm việc, Trưởng đoàn giám sát Hà Ngọc Chiến chia sẻ những khó khăn, đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh trong công tác chỉ đạo, quy hoạch và triển khai thực hiện các chương trình, dự án và chính sách hỗ trợ về sắp xếp, bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh. Các ý kiến kiến nghị, đề xuất sẽ được tổng hợp trình lên Quốc hội, Chính phủ và làm việc với các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình.
Theo Thăng Long/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã