Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh tăng cường quản lý các cơ sở chế biến lâm sản

Thứ năm - 23/06/2016 20:07

Hà Tĩnh tăng cường quản lý các cơ sở chế biến lâm sản

Hà Tĩnh là tỉnh có diện tích rừng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng đa dạng, tinh, sâu... về sản phẩm. Những năm qua, ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh đã tăng cường công tác quản lý, đưa các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản vào hoạt động phù hợp, đúng quy hoạch.

Sản xuất gỗ ép tại Doanh nghiệp Sản xuất gỗ ép Hồng Lam (thị xã Hồng Lĩnh).

Theo Quy hoạch phát triển chế biến lâm sản tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 9/1/2013, tỉnh quy hoạch 334 cơ sở, trong đó có 298 cơ sở quy hoạch mới nhưng chưa xây dựng nhà máy.

Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, tỉnh đã tiến hành một cách nghiêm túc, đúng quy định. Theo đó, Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương công bố, tuyên truyền rộng rãi để các doanh nghiệp, người dân nắm rõ, đồng thuận trong quá trình tổ chức thực hiện. Mặt khác, sở chỉ đạo UBND cấp huyện trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, cụ thể hóa thành kế hoạch để tổ chức triển khai có hiệu quả, đúng quy định... Kết quả, đến nay, 100% các huyện, thị, thành phố trên địa bàn đều đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch phát triển chế biến lâm sản.

Song hành với việc xây dựng kế hoạch phát triển chế biến lâm sản, các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh đã tổ chức thực hiện nhiều cuộc kiểm tra, qua đó, kiên quyết đình chỉ, tháo dỡ 100% (244/244) cơ sở cưa xẻ, 38 cơ sở sản xuất đồ mộc không còn phù hợp, không đảm bảo tiêu chí quy hoạch. Cùng với đó, vận động chủ các cơ sở chế biến gỗ di dời vào cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề...; kiểm tra, đánh giá, tham mưu UBND tỉnh 3 lần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để đảm bảo phù hợp với các quy hoạch khác có liên quan và tình hình thực tế.

Theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cơ quan chuyên môn, theo chức năng, nhiệm vụ phân công đã thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động chế biến lâm sản. Qua đó, yêu cầu các cơ sở chế biến đã được quy hoạch bổ sung, hoàn thiện các nội dung còn thiếu như: giấy phép kinh doanh, cam kết bảo vệ môi trường... Nhìn chung, đến nay, cơ bản các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng các tiêu chí quy hoạch, đúng quy định.

Về phần mình, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan và chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức kiểm tra, quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào, hồ sơ lưu thông lâm sản, các hoạt động buôn bán, vận chuyển, đảm bảo đưa vào chế biến, lưu thông có nguồn gốc hợp pháp. Kể từ khi quy hoạch được phê duyệt, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã phát hiện, xử lý 9 vụ vi phạm liên quan tới hoạt động kinh doanh, vận chuyển, chế biến lâm sản.

Thực hiện tái cơ cấu lâm nghiệp, đặc biệt, nâng cao giá trị gia tăng qua chế biến, Hà Tĩnh đang tiếp tục kêu gọi đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển hướng vào chế biến sâu với các sản phẩm: bột giấy, ván dăm, ván ghép thanh, MDF, viên nén sinh khối và sản xuất đồ gỗ nội thất, đồ gỗ xuất khẩu..., hạn chế dần việc chế biến thô: cưa xẻ, dăm gỗ.

Được biết, từ năm 2014 đến nay, UBND tỉnh đã không chấp thuận đầu tư xây dựng mới các nhà máy chế biến dăm gỗ. Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với các nhà máy chế biến dăm gỗ; yêu cầu các nhà máy sản xuất đúng công suất, hạn chế dần việc sản xuất dăm gỗ và có kế hoạch chuyển hướng chế biến tinh, sâu, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Công tác quản lý chế biến lâm sản tiếp tục được tăng cường, chúng ta tin rằng, các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh thời gian tới sẽ cho ra các sản phẩm cao cấp, có giá trị phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Theo: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập435
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại800,312
  • Tổng lượt truy cập90,863,705
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây