Kết cấu lồng nhựa HDPE khá đơn giản nên việc lắp đặt, thi công và vận hành hệ thống lồng rất dễ dàng mà giá thành lại rẻ chỉ bằng một nửa các hệ thống lồng nuôi cá được làm bằng các vật liệu khác nhưng thời gian sử dụng lâu hơn gấp nhiều lần.
Sau khi lắp đặt lồng, dự án đã tiến hành thả thử nghiệm 20.000 con giống cá rô phi đường nghiệp, 3.200 cá trắm đen, 1.700 cá chép giòn. Sau 5 tháng chăm sóc, theo dõi sinh trưởng cá, đến nay cá rô phi nuôi trọng lượng đạt 700g/ con, cá trắm đen 700g/con, cá chép trọng lượng trung bình đạt 3,5 kg/con. Dự kiến lợi nhuận kinh tế từ việc áp dụng KHCN trong mô hình nuôi cá đặc sản bằng công nghệ lồng nhựa HDPE chi phí thấp tại đập Khe Lim khá cao, với giá thành đầu ra trên thị trường hiện nay thì sau một đợt thả nuôi dự án thu về 180 triệu từ nuôi cá trắm, chép giòn và 208 triệu đồng đối với cá rô phi đường nghiệp.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đánh giá cao kết quả bước đầu triển khai dự án, từ hiệu quả kinh tế đến giảm thiểu gây nhiễm môi trường. Đồng thời có những kiến nghị, đề nghị UBND tỉnh cùng các sở, ngành liên quan xem xét, tạo điều kiện nhân rộng mô hình.
Theo Hồng Quang/nghixuan.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố