Lãnh đạo tỉnh cùng các đơn vị liên quan động thổ khởi công dự án |
Dự án Trung tâm Giống hươu Việt Nam được xây dựng trên tổng diện tích gần 50 ha thuộc 2 xã Sơn Quang và Sơn Lĩnh, trong đó: giai đoạn 1 (2015-2016) xây dựng trên diện tích 16 ha, có tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng với tổng đàn 1.000 con hươu giống; giai đoạn 2 (2016 - 2017) mở rộng khoảng 30 ha với khoảng 5.000 - 10.000 con gồm nuôi tập trung và nuôi liên kết hộ gia đình.
Trước mắt, dự án tập trung triển khai hạng mục chuồng trại, các phân khu chức năng, văn phòng trước tháng 12/2015; năm 2016 hoàn thiện các hạng mục còn lại; từ năm 2017 - 2018 mở rộng và nâng tổng đàn hươu giống.
Lãnh đạo tỉnh cùng các đơn vị tham quan một số sản phẩm sản xuất từ hươu |
Sau khi triển khai hoạt động, Trung tấm Giống hươu Việt Nam sẽ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn quỹ gen giống hươu Hương Sơn xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế với Hiệp hội Nuôi hươu thế giới; xây dựng thị trường và quảng bá sản phẩm từ hươu tiến tới xây dựng thương hiệu độc quyền về sản phẩm trong nước và quốc tế; cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến thực phẩm chức năng; cung cấp dịch vụ về tham quan, nghỉ dưỡng...
Ký kết hợp tác giữa Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh với đối tác dưới sự chứng kiến của các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các đơn vị liên quan |
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn ghi nhận sự nỗ lực của Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh trong việc đầu tư dự án. Trung tâm Giống hươu Việt Nam khi triển khai hoạt động sẽ đóng góp rất lớn về hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội, đặc biệt là góp phần vào việc khôi phục, bảo tồn và phát triển giống hươu sao có chất lượng và năng suất nhung tốt nhất, nâng cao hiệu quả nghề nuôi hươu và thu nhập cho nhân dân; đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đề nghị Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh hoàn thành giai đoạn 1 trước 15/9/2015 |
Để dự án được thực hiện đúng lộ trình và mang lại hiệu quả, đề nghị Tổng Công ty hoàn thành giai đoạn 1 trước 15/9/2015 trên cơ sở quy hoạch để đảm bảo tính bền vững, hiệu quả. Ngoài ra, cần có sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn từ trung ương đến địa phương trong công việc chọn tạo con giống vì đây chính là việc quyết định để có chất lượng hiệu quả. Bằng những kinh nghiệm sẵn có, công ty triển khai thực hiện phát triển sản xuất bằng hình thức liên kết với nông dân, THX, HTX để mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm cần được đầu tư chiến lược để sản phẩm có được tính cạnh tranh cao ở trong và ngoài nước.
Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tạo điều kiện tối đa trong quá trình thi công, con giống, đề án cụ thể để liên kết sản xuất theo chuỗi; riêng các huyện có điều kiện tương đồng triển khai nghiên cứu triển khai để sản phẩm từ hươu sẽ trở thành sản phẩm đặc biệt, riêng có của Hà Tĩnh.
Nguồn: baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã