Học tập đạo đức HCM

Kinh tế tập thể Hà Tĩnh - Những gam màu sáng

Thứ ba - 28/06/2016 05:56

Kinh tế tập thể Hà Tĩnh - Những gam màu sáng

Sự nhạy bén trước nền kinh tế thị trường của nội tại hợp tác xã (HTX) cùng cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù là những lực đẩy để kinh tế tập thể (KTTT) Hà Tĩnh phát triển. KTTT mà nòng cốt là HTX đã có những đóng góp quan trọng vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh nhà.

Xây dựng phương án SXKD khoa học với chăn nuôi lợn và trồng chanh leo liên kết, HTX Hương Giang (Vũ Quang) đã trở thành HTX kiểu mới, đầy tiềm năng.

Chủ động thay đổi tư duy

Khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, HTX Hương Giang (xã Đức Hương - Vũ Quang) đã đầu tư vào chăn nuôi lợn và liên kết trồng chanh leo. Tư duy sản xuất hiện đại cùng nguồn vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng, nên sau hơn 1 năm hoạt động, HTX đã biến đất cằn đá sỏi ngày nào thành màu xanh trù phú, ấm no. Anh Nguyễn Văn Cương - Kiểm soát viên HTX cho hay: “Với 2 chuồng nuôi khép kín, quy mô 1.100 con lợn/lứa, liên kết với Công ty cổ phần CP Việt Nam và 3 ha chanh leo cung cấp nguyên liệu cho Công ty cổ phần Thực phẩm Nghệ An, bước đầu đã cho hiệu quả, tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương với mức lương 4 triệu đồng/người/ tháng. Ngoài ra, chúng tôi còn trồng mới 2.000 gốc cam và sắp tới sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất”.

Trên thực tế, HTX Hương Giang chỉ là một trong khá nhiều HTX kiểu mới hiện nay, cho thấy bước tiến của khu vực KTTT. Khác với HTX kiểu cũ, bị động, nhiều HTX ra đời theo luật mới đã tạo bước chuyển lớn. Ông Phạm Quốc Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang cho biết: “Nếu như trước đây vai trò của HTX còn mờ nhạt thì nay, KTTT Vũ Quang đã có những bước tiến lớn, đặc biệt, phải kể đến lĩnh vực chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả có múi, nuôi ong... Sự thay đổi tư duy sản xuất với phương án sản xuất, kinh doanh khoa học, nguồn vốn đầu tư lớn, chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại theo hình thức liên kết với doanh nghiệp… chính là “chìa khóa” thành công”.

Với 1.255 HTX, 2.822 tổ hợp tác đến thời điểm hiện tại cho thấy sự lớn mạnh của KTTT Hà Tĩnh. Các mô hình hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực: nông – lâm nghiệp – thủy sản, CN-TTCN - dịch vụ quản lý điện, TM-DV tổng hợp và quản lý chợ, xây dựng – vận tải, môi trường, quỹ tín dụng nhân dân. Đặc biệt, với 120 HTX, 127 tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp tạo chuỗi giá trị là tín hiệu đáng mừng cho một nền sản xuất hiện đại. Trong đó, nhiều nhất vẫn là lĩnh vực chăn nuôi lợn, hươu, trồng rau - củ - quả công nghệ cao, nuôi tôm trải bạt, chế biến nông – thủy sản. So với thực tế, tỷ lệ này chưa nhiều, song đã khẳng định được vai trò của HTX kiểu mới.

Ông Nguyễn Trọng Quế – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh khẳng định: “5 năm qua, khu vực KTTT đã có những chuyển biến tích cực, từng bước đổi mới về tổ chức và hoạt động, thích ứng ngày càng tốt hơn với cơ chế thị trường, khẳng định rõ hơn vai trò, vị trí của HTX trong nền kinh tế. Không những tăng về lượng mà còn đổi về chất, góp phần làm thay đổi nhận thức của mọi người về KTTT đối với sự phát triển của xã hội, tạo động lực thúc đẩy KTTT Hà Tĩnh vươn lên, phát triển tương xứng tiềm năng. Các HTX: Hoàng Châu (Kỳ Anh), Hợp Lực (Cẩm Xuyên), Chế biến nông sản Đức Lâm (Đức Thọ), Thiên Phú (Lộc Hà), Môi trường Tây Sơn (Hương Sơn)… là những ví dụ điển hình”.

HTX Thu mua thủy hải sản và chế biến nước mắm Đỉnh Miện (Kỳ Phú - Kỳ Anh) tích cực hỗ trợ ngư dân trong bao tiêu sản phẩm.

“Bà đỡ” cho sự phát triển

Với vai trò “bà đỡ”, Liên minh HTX tỉnh đã chủ động phối hợp, thực hiện khá tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các HTX. Theo đó, thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, hỗ trợ vay vốn, tư vấn chuyển đổi, tổ chức lại, thành lập mới HTX theo đúng Luật HTX năm 2012. Bước đầu đã biết quy tụ, tập hợp xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến để kịp thời biểu dương, nhân rộng; chú trọng công tác tham mưu, đề xuất, tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển KTTT. Đặc biệt, Hà Tĩnh đang tập trung phát triển các mô hình sản xuất liên kết, Liên minh HTX tỉnh đã và đang tích cực hợp tác với doanh nghiệp để xây dựng mô hình HTX kiểu mới với chuỗi sản phẩm hàng hóa chủ lực.

Phải khẳng định Hà Tĩnh là một trong những địa phương có sự quan tâm, đồng hành sát sao cùng KTTT. Sự quan tâm, chỉ đạo đó đã được cụ thể hóa trong các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy KTTT phát triển. Theo đó, việc thành lập mới HTX, mua xe vận chuyển rác cho HTX môi trường, xúc tiến thương mại, đầu tư xây dựng kho dự trữ, chế biến nông sản… đều được tỉnh hỗ trợ. Ngoài ra, các HTX có nhu cầu giao đất, xin thuê đất, xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh, xây dựng trụ sở làm việc được các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện giải quyết. Mặt khác, khu vực KTTT còn được tạo điều kiện để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng và Quỹ Hỗ trợ HTX để đầu tư vào các hoạt động. Hơn nữa, mỗi địa phương đều đã ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ HTX… Đây thực sự là nền tảng căn bản để KTTT Hà Tĩnh có bước “lột xác”, phát triển theo chiều sâu.

Theo: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập469
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại801,002
  • Tổng lượt truy cập90,864,395
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây