Học tập đạo đức HCM

Kỳ Thượng - niềm vui ngày trở lại

Thứ tư - 30/11/2016 03:28
Sự "thay da đổi thịt” của mảnh đất Kỳ Thượng (Kỳ Anh) sau 3 năm trở lại khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng. Cầu Bến Xắt “vắt” ngang con sông Rào Trổ êm đềm chảy là minh chứng cho sự lột xác đầy ngoạn mục. Ít ai biết, chỉ trước đó không lâu, nơi đây từng được mệnh danh là vùng “thâm sơn cùng cốc”...

Quá khứ nặng lòng

Câu chuyện về cái chết thương tâm của cháu Nguyễn Thị Sương (học sinh lớp 2C - Trường Tiểu học Kỳ Thượng 1) mới đây thêm hằn sâu vào ký ức vốn dĩ đã chồng chất những đau thương của người dân Kỳ Thượng khi chỉ trong 10 năm, đã có 50 sinh mạng đã ra đi theo dòng nước dữ. Sau buổi tan trường, cô trò nhỏ bước về phía bến đò. Chẳng may, cơn lũ ống bất ngờ ập đến, nhấn chìm mọi ước mơ trong tâm hồn non nớt, để lại cho người thân nỗi đau đớn khôn nguôi.

ky thuong niem vui ngay tro lai

Cầu Bến Xắt được đầu tư xây dựng mới, góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân Kỳ Thượng.

Sông Rào Trổ chảy từ thượng nguồn về xuôi, cung cấp nguồn phù sa cho cả một vùng hạ du rộng lớn. Những ngày hè oi ả, nguồn nước mát lành làm dịu đi cái nắng như thiêu, như đốt. Vậy nhưng, Rào Trổ hiền hòa, thân thiện bỗng chốc hóa sóng dữ mỗi mùa lũ về, sẵn sàng cuốn phăng tất cả, để lại xóm làng hoang tàn và chồng thêm nỗi kinh hãi trong tâm trí người dân.

Mùa mưa, những ngôi nhà gỗ chênh vênh ven sông trở thành bản làng heo hút; 3 xóm Bắc Tiến, Tân Tiến, Phúc Thành bị chia cắt thành “ốc đảo”, hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài. Điện thoại, phương tiện kết nối người dân với cuộc sống xung quanh vào những ngày này cũng trở nên vô nghĩa. Em Lê Trường Sinh - học sinh lớp 5 (xóm Bắc Tiến) cho biết: “Sông Rào Trổ đục ngầu luôn ám ảnh em trong từng giấc ngủ. Hàng ngày, em phải dậy từ 4h sáng cùng bố mẹ xuôi theo đường lên Kỳ Lâm dài hàng chục cây số. Đó là cách duy nhất để bảo đảm sự an toàn khi đến trường vào ngày lũ”.

Ngay cả khi trời quang, mây tạnh, Bến Xắt vẫn luôn tiềm ẩn mối hiểm họa khó lường khi cơn lũ ống bất chợt từ thượng nguồn đồ về. “18 năm trời, 2 đứa nhỏ đi học là quãng thời gian vợ chồng tôi đằng đẵng những nỗi lo. Đến giờ tan trường lại bỏ dở bát cơm chạy vội ra Bến Xắt, nếu nước to, chỉ còn cách đứng bên này gào thét ra hiệu cho con ở lại. Đi đò cũng phải dặn dò chia mỗi đứa một chuyến nếu chẳng may tai họa xảy ra…” - chị Lê Thị Bình (xóm Bắc Tiến) chia sẻ.

Dù khó khăn bủa vây, người dân vẫn phải chấp nhận móc hầu bao gần 1 triệu đồng mỗi năm đi đò qua sông. Cuộc sống “ốc đảo” mùa lũ về bấp bênh, lay lắt hằn trên những khuôn mặt hắt hiu với nỗi lo thường nhật.

Những tín hiệu vui

Khát vọng cháy bỏng biết bao đời nay của các thế hệ người dân xóm Bắc Tiến cuối cùng cũng trở thành hiện thực khi cầu Bến Xắt hoàn thành vào tháng 5/2015. Cây cầu có chiều dài 100m, rộng 6m với tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng hoàn thành trong sự hân hoan của bao người. “Cây cầu không chỉ đảm bảo sự an toàn về tính mạng cho người dân mỗi khi qua lại mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ ổn định sản xuất, giao lưu, trao đổi hàng hóa và là đòn bẩy giúp Kỳ Thượng phát triển kinh tế. Sau khi cầu Bến Xắt được đưa vào sử dụng, lượng nông sản tiêu thụ của địa phương từ 80 tấn năm 2015 “nhảy vọt” lên 250 tấn đến hết năm nay” - Chủ tịch UBND xã Vũ Trung Tiến hồ hởi.

Cầu Bến Xắt đã thực sự đưa đời sống người dân thôn Bắc Tiến bắt nhịp với sự sôi động của thời cuộc. Hai bên cầu, người dân trồng cây xanh, tổ chức quét dọn vệ sinh, đảm bảo không gian xanh, sạch, đẹp. Bà Nguyễn Thị Tuận đã hơn 70 năm sinh sống trên mảnh đất này giờ được tận hưởng niềm vui đi lại trên cây cầu mới. Cây cầu còn là nguồn cảm hứng để em Nguyễn Thị Ngoan (sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên) khắc họa nỗi nhọc nhằn của quê hương trong một bài viết lay động lòng người và vinh dự lọt top 40 sinh viên nhận học bổng hàng tháng trị giá 700.000 đồng.

Giữa những gian khó vây quanh hàng chục năm qua, cầu Bến Xắt hoàn thành, đánh thức bao tiềm năng bấy lâu ngủ quên của mảnh đất Kỳ Thượng. Nụ cười rạng rỡ của các học sinh giờ tan tầm là tín hiệu vui đối với miền đất xa xôi của Kỳ Anh.

Theo Dương Vinh/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm240
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại728,419
  • Tổng lượt truy cập90,791,812
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây