Học tập đạo đức HCM

Mùa săn ong mật

Chủ nhật - 04/11/2018 02:25
Thời gian gần đây, ở những cánh rừng trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân thường săn ong để thuần hóa, nuôi lấy mật. Cái hay của nghề săn ong là được chiêm nghiệm tính kỷ luật, lao động cần cù của loài ong và được hòa mình vào thiên nhiên, nghe tiếng thở của núi rừng…

Ngược ngàn săn ong

Sáng sớm một ngày cuối thu, tôi theo chân Thi – “thợ săn” ong có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề, ngược rừng săn ong. Cung đường từ thị trấn Tây Sơn ngược lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo còn chìm trong sương được đánh thức bởi tiếng xe máy, tiếng chào hỏi nhau của hàng chục “thợ săn” từ Sơn Diệm, Sơn Tây, Sơn Lĩnh, Sơn Kim… cùng nhập hội. Đồ nghề mang theo chuyến đi của mỗi “thợ săn” chỉ đơn giản là một cái vợt bằng vải màn và vài ba cái chang (tổ mồi).

Mùa săn ong mật

Những tổ mồi (chang) được treo xung quanh khu vực có ong để "nhốt"
ong sứ và dụ cả đàn ong về làm tổ

“Hàng năm, cứ sau ngày tiết Thu phân (ngày 23 – 24/9 DL), nhóm “thợ săn” vùng thượng Hương Sơn lại cùng nhau ngược rừng săn ong. Đây là thời điểm khí hậu bắt đầu chuyển từ mát mẻ sang lạnh và cũng là lúc những đàn ong mật sống tự nhiên trong rừng sâu bắt đầu quá trình di cư tìm chỗ trú đông, tránh rét” – Thi giải thích.

Mùa săn ong mật

Mùa săn ong mật

Nhóm thợ "săn ong" hạ trại chuẩn bị cho công việc săn ong

Sau hơn 1 giờ chạy xe ngược ngàn, hội săn ong “hạ trại” tại đỉnh Cua Tròn (khu vực khe Nước Sốt) – nơi sát bìa rừng và thường có nhiều ong di cư để bắt đầu công việc.

Lúc này đã tầm 8 giờ, mặt trời bắt đầu chiếu những tia nắng ấm áp xua tan màn sương, nhuộm vàng trên những tán cây rừng. Đây cũng là lúc những con ong "sứ" bắt đầu ngày làm việc, tìm kiếm chỗ xây tổ, trú đông cho cả đàn.

Tốp “thợ săn” chia nhau tỏa ra từng nhóm 2 - 3 người, căng tai, dõi mắt để nghe tiếng bay vo vo của ong "sứ".

Mùa săn ong mật

"Thợ săn" ong phải căng tai...

Mùa săn ong mật

... dõi mắt để tìm bắt ong "sứ" đang bay lượn tìm chỗ xây tổ trên những cột điện hay thân cây khô

“Trong quá trình tìm chỗ trú đông, đàn ong sẽ giao việc tìm chỗ ở cho một số con ong khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhất trong đàn. Những con ong này gọi là ong "sứ” có nơi gọi là “ong thăm”. Chúng bay lượn khắp nơi và thường tìm các lỗ được đúc sẵn trên các cột điện hay lỗ tự nhiên trên thân cây để tìm chỗ trú cho đàn.

Khi phát hiện ong "sứ", người săn ong sẽ nhanh chóng dùng vợt để bắt. Sau đó, khéo léo cho ong "sứ" vào các tổ ong mồi và bịt kín nhốt khoảng 1 - 2 phút sau đó mở cửa. Theo “nghiệp vụ”, sau một vài phút thám thính trong ống mồi, nếu thấy đây là nơi lý tưởng để xây tổ thì ong "sứ" sẽ bay đi gọi đàn” – một “thợ săn” trong nhóm tóm tắt quy trình săn ong.

Mùa săn ong mật

Khi phát hiện ong "sứ", những thợ săn ong phải hết sức khéo léo dùng vợt để bắt sống

Mùa săn ong mật

Mùa săn ong mật

"Đấu trường 100"

Tổ ong mồi là một khúc gỗ cong, thường bằng gỗ mít, được khoan đục rỗng ở giữa, hai đầu bịt kín và khoét một cái cửa nhỏ ở giữa. Trước khi săn ong, người ta dùng mật ong nguyên chất quệt một ít vào phía trên thành tổ để tạo mùi hấp dẫn. Khi đến địa điểm có ong "sứ" xuất hiện, “thợ săn” treo hàng chục ống mồi xung quanh khu vực đó để chuẩn bị sẵn sàng nhốt ong "sứ".

Mùa săn ong mật

Tổ ong mồi được treo ở khu vực xung quanh có ong "sứ" xuất hiện

Mùa săn ong mật

Người nào có tổ ong về được coi là may mắn và sẽ được các bạn nghề tung hô, chúc mừng.

Mùa săn ong mật

Giây phút hồi hộp, nín thở chờ ong "sứ" dẫn đàn ong về

Từ khi ong "sứ" bị bắt đưa vào ống mồi đến hết quá trình những đợt ong liên tiếp đến được gọi là quá trình "ong thăm". Đây là thời điểm mà người săn ong hồi hộp đến nín thở. Bởi lúc con ong "sứ" rời tổ ong mồi bay đi sẽ có hai khả năng đến với họ. Một là nó bỏ đi tìm chỗ khác, hai là nó về gọi đàn. Nếu đợi khoảng 3 - 7 phút không thấy ong trở lại, người săn ong biết là thất bại và phải tìm con khác làm lại quy trình, với hy vọng đàn ong sẽ kéo về. Đó là thời điểm lý thú nhất của nghề săn ong. Người nào có tổ ong về được coi là may mắn và sẽ được các bạn nghề tung hô, chúc mừng.

Mùa săn ong mật

“Trong hàng chục, có khi lên đến hàng trăm ống ong mồi treo cùng lúc, cùng địa điểm nhưng ong sứ chỉ chọn 1 ống để gọi đàn về. Vì vậy, chúng tôi gọi đây là đấu trường 100” – anh Thi dí dỏm giải thích.

Người được ong tự hào mình có tổ ong mồi “thơm”, người không được tiếp tục trau chuốt tổ ong, tìm đến những nơi rừng sâu, rừng xa để cầu may… đã tạo nên một không khí săn ong sôi động.

Sau khi đàn ong vào hết trong tổ, người săn ong sẽ dùng lá cây hoặc giấy bịt lỗ lại và đưa cả tổ ong mồi cùng đàn ong trong đó về nhà, bắt đầu một quy trình khác gọi là san ong. Từ tổ ong mồi nhỏ gọn, đàn ong sẽ được san sang những tổ khác rộng lớn hơn. Tổ này gọi là tổ nuôi. Thông thường cũng được làm bằng gỗ mít rỗng ruột có hình trụ, dài khoảng 50 cm, hai đầu bịt kín bằng hai mảnh gỗ, có trổ hai cửa ra vào. Từ đây, đàn ong sẽ bắt đầu quá trình sinh trưởng, làm việc để sau 2 - 3 tháng qua mùa hoa cho những tổ ong mọng mật.

Mùa săn ong mật

Trong buổi sáng, anh Thi và một số người trong nhóm đã bắt được 1 đàn ong

Mùa săn ong mật

“Cái hay của nghề săn ong là được hòa vào thiên nhiên, được nghe tiếng thở của núi rừng. Săn ong và nuôi ong mới biết được đây là một loại rất tinh khôn, có tính kỷ luật cao, lao động cần cù và hiệu quả. Mỗi lần ngẫm về thế sự tôi lại nghĩ về đàn ong mật, nghĩ về việc săn ong để chiêm nghiệm, bồi đúc sự kiên trì, nhẫn nại. Sau mỗi lần như vậy lại thấy thư thái vô cùng...” – anh Thi tâm sự.

Cũng theo anh Thi, ong là loài vật rất tinh khôn, nhạy cảm với thời tiết, môi trường. Từ đầu mùa đến nay, hội săn ong đã bắt được gần 1.000 đàn ong. Đây cũng là năm ong về nhiều nhất từ trước đến nay. Theo kinh nghiệm của anh Thi, năm nào ong về nhiều là năm đó có rét đậm.

Mùa săn ong mật

Săn ong mật là một nghề độc đáo bởi ngoài nguồn thu nhập tương đối cao, nghề này nhẹ nhàng và rất dễ “nghiện”. Trong một mùa săn ong, khoảng 3 tháng, có người được ong về liên tục nhưng cũng có người chỉ được một vài tổ. Thời điểm hiện nay, bình quân 1 đàn ong có giá 300 nghìn đồng, đàn đông “quân” 500 nghìn đồng.

Mùa săn ong mật

Mặt trời dần lùi sau những cánh rừng cũng là lúc kết thúc 1 ngày làm việc của những “thợ săn” ong. Hành trình về xuôi mỗi người mang theo không chỉ là 1 vài đàn ong mà còn là những trải nghiệm đời sống thiên nhiên, về sự đoàn kết, hợp tác giữa những con người giữa đại ngàn.

Theo Thanh Hoài/Bao Ha Tinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập167
  • Hôm nay43,532
  • Tháng hiện tại701,601
  • Tổng lượt truy cập90,764,994
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây