Ngay sau khi Quyết định 26 có hiệu lực, trong tháng 6-2012, Ngân hàng No & PTNT huyện Nghi Xuân đã tích cực phối hợp với UBND huyện tổ chức phổ biến và tập huấn về quy trình thủ tục cho các đồng chí chủ tịch, bí thư và trưởng các tổ chức hội, đoàn thể của 19/19 xã, thị trấn trên toàn huyện.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Ngân hàng No & PTNT huyện Nghi Xuân thì, trong nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ hướng về nông nghiệp, nông thôn đang có hiệu lực trên địa bàn tỉnh, có thể nói Quyết định 26 là một hệ thống chính sách hết sức thiết thực cho giai đoạn hiện nay, khi tỉnh nhà đang sôi động trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.
Quyết định 26 của UBND tỉnh đã và đang giúp sức cho nhiều mô hình sản xuất ở Nghi Xuân phát triển |
Trên bình diện chung, Quyết định 26 khi được áp dụng, sẽ thực sự tạo cơ hội rộng lớn và sát thực cho nông dân thực hiện nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, đồng thời cũng là cơ hội tốt để ngân hàng có điều kiện đồng hành hiệu quả với khách hàng của mình.
Từ đó, Ngân hàng NN&PTNT đã khẩn trương vào cuộc với nỗ lực cao nhất. Trong đó tập trung chỉ đạo đặt vấn đề với các xã, thị trấn sắp xếp thời gian, tổ chức các cuộc họp đến bí thư, thôn trưởng, hội đoàn thể cấp thôn và các hộ sản xuất chăn nuôi điển hình để phố biến, hướng dẫn thực hiện Quyết định 26 và giải đáp những băn khoăn, vướng mắc của người dân khi tiếp cận chính sách. Đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp Nghi Xuân đã bắt đầu khởi động việc giải ngân nguồn vốn ở tất cả các địa phương trên địa bàn huyện.
Ông Lê Văn Bình ở xóm 10 xã Xuân Mỹ là một trong những khách hàng lâu năm của Ngân hàng Nông nghiệp Nghi Xuân. Đầu tháng 8-2012, ngay khi Quyết định 26 được triển khai ở Xuân Mỹ, với mô hình trang trại có diện tích gần chục ha đất, ông đã nắm bắt cơ hội đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại quy mô 1.200 con lợn thương phẩm liên kết với Công ty chăn nuôi Ci-Pi.
Với nguồn vốn được vay 1,2 tỷ đồng, lãi suất 0,65%/tháng, hàng tháng gia đình ông đã được san sẻ bớt 8-9 triệu đồng lãi suất để tập trung nguồn lực phát triển mô hình sản xuất. Ông Bình cho biết, nhờ có chính sách hỗ trợ lãi suất đã giúp gia đình ông mạnh dạn đầu tư gần 2 tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại và cơ sở hạ tầng trang trại khang trang, hiện đại và quy mô hơn; ước tính ban đầu, tổng doanh thu của trang trại sẽ tăng thêm hàng tỷ đồng.
Trang trại của gia đình ông Lê Văn Bình ở xóm 10 xã Xuân Mỹ với quy mô trên 1.000 con lợn thương phẩm/lứa đã được hưởng chính sách từ Quyết định 26 |
Điều đáng ghi nhận ở Ngân hàng NN&PTNT huyện Nghi Xuân, đó là, mặc dù đến giữa tháng 8/2012, Sở Nông nghiệp và Ngân hàng Nhà nước tỉnh mới thống nhất văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 26, nhưng ngay từ tháng 7, Ngân hàng Nông nghiệp Nghi Xuân đã bắt đầu giải ngân cho các hộ vay vốn hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 26.
Quan điểm của ngân hàng là, căn cứ vào đối tượng đã được quy định rõ trong Quyết định 26 để phối hợp với các địa phương để triển khai cho người dân kịp thời vay vốn, còn về mặt hồ sơ thủ tục sẽ tiếp tục hoàn thiện sau.
Để đảm bảo nguồn vốn đầu tư đúng mục đích, sau khi xã xác nhận đối tượng, cán bộ Ngân hàng đến tận nơi thẩm định trước khi vay và tăng cường kiểm tra quá trình sử dụng nguồn vốn. Hai yêu cầu cốt lõi để Ngân hàng cho vay hỗ trợ lãi suất đó là hộ vay phải đúng đối tượng và nguồn vốn giải ngân đúng mục đích đồng thời phương án sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Trong quá trình triển khai, mỗi cán bộ ngân hàng đều được nghiên cứu và thuộc nằm lòng các nội dung của Quyết định. Từ đó họ còn là những tuyên truyền viên, những nhà tư vấn đắc lực và hiệu quả cho khách hàng, giúp người dân có nhu cầu tiếp cận vốn ưu đãi một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất. Với nỗ lực đó, sau hơn 01 tháng triển khai, Nghi Xuân đã có hàng chục hộ dân ở 8 xã: Xuân Hồng, Xuân Yên, Xuân Mỹ, Xuân Liên, Xuân Viên được vay vốn hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 26 của UBND tỉnh, với dư nợ trên 5 tỷ đồng.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Ngân hàng No & PTNT huyện Nghi Xuân thì, mặc dù rất cố gắng triển khai và đã đạt được một số kết quả bước đầu, tuy nhiên trong quá trình thực hiện Quyết định 26, Ngân hàng còn rất cần sự đồng hành hỗ trợ quyết liệt hơn từ phía cấp ủy, chính quyền huyện. Đặc biệt cần thống nhất một số khái niệm, thủ tục hành chính để ngân hàng có đủ căn cứ pháp lý thực hiện giải ngân kịp thời, chính xác và công bằng cho các loại hình tổ chức sản xuất.
Một vấn đề đặt ra nữa là, chính quyền cấp xã, thị trấn, vừa là kênh thông tin quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách vừa trực tiếp thực hiện chính sách cho nhân dân. Bởi vậy, để đưa chính sách này đến với người dân một cách sâu rộng hơn, cần phải nâng cao vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Đồng thời tăng cường đôn đốc, kiểm tra và hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả chính sách nhân văn này, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghi Xuân.
MT
Nguồn:baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã