Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Một số vấn đề cần được tư duy sâu hơn, đặc biệt tại phần tổ chức thực hiện cần sáng tạo, không đi theo lối mòn truyền thống
Chương trình mỗi xã một sản phẩm là Chương trình quốc gia về tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hóa mang tính đặc trưng, có lợi thế của địa phương đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu, có nhãn mác, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc.
Việc triển khai thực hiện chương trình có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng nhằm khơi dậy sức sáng tạo của cộng đồng; khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào kinh tế thị trường, tạo hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn, góp phần tái cơ cấu kinh tế nông thôn; nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững; thông qua chương trình, góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Huy Trọng: Đề án là cần thiết, có vai trò quan trọng. Sở KH&CN đã tham gia một số nội dung của dự thảo đề án trong thời gian gần đây.
Đề án được xây dựng trên quan điểm phải lấy người dân làm chủ thể của quá trình thông qua HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất; phát huy tính chủ động, tự tin, sáng tạo của cộng đồng, phát triển tuân thủ cơ chế thị trường, có định hướng, quản lý của Nhà nước; Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức phát triển theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh.
Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Nguyễn Thanh Sơn: Để thực hiện đề án, cần có quyết tâm chính trị cao của các cấp, ngành và phải có cách làm mới.
Theo dự thảo đề án, phấn đấu đến năm 2020, Hà Tĩnh hoàn thiện, tiêu chuẩn hóa tối thiểu 70 sản phẩm, dịch vụ nông thôn hiện có; phát triển mới khoảng 30 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP; chứng nhận 10 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao; phát triển 2-3 làng văn hóa du lịch đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao; củng cố 60 tổ chức, phát triển mới 30 tổ chức kinh tế tham gia OCOP…
Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Văn Dũng: Nên triển khai thí điểm trên một số ít sản phẩm để có cơ sở nhân rộng.
Tại hội thảo, đa số đại biểu đánh giá cao tầm quan trọng đề án. Bên cạnh nhất trí với nội dung đề án, các đại biểu đã tập trung thảo luận, bổ sung, đề xuất sửa đổi một số nội dung để phù hợp với tình hình thực tiễn.
Nhiều ý kiến cho rằng, để thực hiện đề án, cần có quyết tâm chính trị cao của các cấp, ngành và phải có cách làm mới; đề án phải bắt nguồn từ thực tiễn, đi từ dưới lên trên, bắt nguồn từ các địa phương, đơn vị; nên triển khai thí điểm trên một số ít sản phẩm để có cơ sở nhân rộng, có thể tổ chức chấm điểm, công nhận một số sản phẩm đã hoàn thiện các tiêu chí; cần chú trọng đến nguồn nhân lực do thực tế tại các xã nông thôn, lực lượng lao động nông thôn có trình độ, năng lực đã ly nông, ly hương trong khi đó, năng lực cán bộ cấp xã đang còn nhiều vấn đề; bên cạnh phát triển về chiều rộng, cũng cần phát triển về chiều sâu để tạo ra sản phẩm chiến lược có thương hiệu, có tầm trên cả nước và trên thế giới…
Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc Nguyễn Duy Cường: Ở cấp huyện, nên giao Trung tâm chuyển giao KHKT & Bảo vệ cây trồng vật nuôi trực tiếp tham gia tổ chức thực hiện.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng, nội dung đề án đã có chất lượng cao. Qua Lễ hội Cam và sản phẩm nông nghiệp vừa diễn ra cho thấy công tác giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nông nghiệp.
Thực tế cho thấy muốn bán được hàng cần tiêu chuẩn hóa sản phẩm, do đó, đề án có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của nông nghiệp địa phương và chương trình xây dựng nông thôn mới; song, vẫn cần được bổ sung, để hoàn thiện, trình lên cấp cao hơn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tổ biên soạn đề án trên cơ sở một số sản phẩm OCOP ở các địa phương khác, tìm hiểu cách làm để đối soát với Hà Tĩnh bằng việc khảo sát, điều tra, đưa ra dẫn chứng về một số sản phẩm có tính tương tự để tăng thêm tính thuyết phục, khả thi cho đề án.
Nội dung đề án phải khẳng định được vai trò đối với tỉnh. Một số vấn đề cần được tư duy sâu hơn, đặc biệt tại phần tổ chức thực hiện cần sáng tạo, không đi theo lối mòn truyền thống; phải đưa ra ý tưởng định hướng, xây dựng chính sách khuyến khích các đối tượng tham gia OCOP.
Bên cạnh đó, cần vạch ra kế hoạch thực hiện trong năm đầu tiên; nghiên cứu đề xuất xây dựng hệ thống thương mại phục vụ cho chương trình…
Theo Dương Chiến/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã