Đây là tín hiệu đáng mừng, song so với yêu cầu, còn cần nhiều hơn thế.
Cơ chế báo cáo như hiện nay đang là gánh nặng cho nền hành chính và là nỗi ám ảnh của công chức. Ảnh minh họa từ internet
Theo tổng hợp sơ bộ của một số văn phòng UBND huyện, bình quân mỗi quý, cơ quan này phải soạn thảo từ 27 - 30 báo cáo có tính chất định kỳ (tuần, tháng, quý). Đó là chưa tính các báo cáo chuyên đề, báo cáo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, báo cáo đột xuất; chưa tính báo cáo của các ngành cùng cấp như nông nghiệp, văn hóa, tài chính, công thương, tài nguyên - môi trường…
Là đơn vị hành chính cuối cùng, các xã, thị trấn luôn mất nhiều thời gian vì báo cáo, trong khi cơ sở là nơi ít người, nhiều việc. Ngoài các báo cáo định kỳ, chuyên đề, xã, phường còn thực hiện nhiều báo cáo phục vụ kiểm tra, giám sát, trong đó có thời điểm có đơn vị làm việc một lúc 3 đoàn cấp trên. Mỗi đoàn, đơn vị lại phải xây dựng mỗi báo cáo.
Là đơn vị hành chính cuối cùng, các xã, thị trấn luôn mất nhiều thời gian vì báo cáo, trong khi cơ sở là nơi ít người, nhiều việc.
Đến tháng 12/2018, UBND tỉnh mới ban hành quyết định quy định chế độ báo cáo hoặc hướng dẫn thực hiện báo cáo trên địa bàn. Hy vọng, với thời gian khá dài, các sở, ngành, địa phương sẽ rà soát thật kỹ, có chất lượng để giảm tải cho nền hành chính.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc đơn giản hóa báo cáo mới dừng lại ở báo cáo định kỳ, chuyên đề và áp dụng trong phạm vi đơn vị nhà nước; còn rất nhiều báo cáo đột xuất, các báo cáo của cấp ủy, hội đoàn thể… Vì vậy, cần sự vào cuộc đồng bộ trong mục tiêu đơn giản hóa báo cáo, để báo cáo không là gánh nặng của công chức.
Ông Nguyễn Đình Tuấn – Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh: | ||
---|---|---|
Trên cơ sở công văn của Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành, UBND cấp huyện và các xã, phường, thị trấn đang tiến hành hệ thống hóa, rà soát và xây dựng, thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo. Phương án đơn giản hóa là phải đạt mục tiêu cắt giảm 20% số báo cáo định kỳ không phù hợp, lược bỏ những chỉ tiêu, nội dung trùng lặp, không cần thiết, đảm bảo giảm gánh nặng hành chính, tiết kiệm chi phí. Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng hệ thống phần mềm báo cáo theo kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; đảm bảo kết nối, liên thông và chia sẻ quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả. Khi liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, việc quản lý vĩ mô sẽ thuận tiện, giảm nhiều quy trình trong các khâu nắm bắt thông tin các đơn vị. Ví dụ: Trước đến nay, nếu cấp trên cần một số nội dung, số liệu nào đó của cấp dưới thì cấp dưới phải khâu nối từ các ban, ngành và cấp cơ sở rồi tập hợp, xây dựng, rất mất thời gian. Nếu liên thông thì sau này, việc tìm kiếm thông tin sẽ chỉ là thao tác tập hợp, có khi không cần cấp dưới phải báo cáo. |
Mạnh Hà
http://baohatinh.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã