Không biển hiệu, không có niêm yết giá, bán hàng không có hóa đơn và không phiếu kiểm nghiệm hợp quy nhưng cơ sở Nguyễn Đình Thuận (thôn 5, xã Cẩm Thăng, Cẩm Xuyên) vẫn nhập một lô hàng gần vài chục tấn phân bón các loại về cung ứng cho bà con nông dân.
Đoàn Thanh tra niêm phong số hàng quá hạn sử dụng của ông Trần Thanh Chắt, thôn 6, Cẩm Thăng (Cẩm Xuyên). |
Ông Thuận cho biết: “Tôi chỉ chuyên bán vật liệu xây dựng, còn phân bón thì cứ vào mùa gieo cấy mới nhập về một ít từ đại lý trên thị trấn rồi hưởng hoa hồng”. Không tuân thủ quy định, cơ sở kinh doanh này phải chịu “án” xếp loại C của đoàn thanh tra. Trong vòng 10 ngày, nếu chủ cơ sở không khắc phục những vi phạm trên thì buộc bị thu hồi giấy phép kinh doanh theo quy định.
Vào thời vụ gieo cấy, cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Trần Thanh Chắt (thôn 6, Cẩm Thăng) là một trong những điểm cung ứng chủ yếu của bà con nông dân trên địa bàn. Kiểm tra đột xuất, đoàn thanh tra đã phát hiện hơn 3 kg thuốc trừ rầy và 5 lít thuốc trừ cỏ quá hạn sử dụng… 2 năm. Đáng lẽ, các loại thuốc quá hạn này phải trả về nhà máy để tiêu hủy theo quy trình thì lại vẫn được chủ cơ sở đặt lẫn trong quầy kinh doanh. Dù chủ cơ sở cam đoan không bán ra thị trường nhưng việc tàng trữ thuốc trừ sâu quá hạn được xem là một loại chất độc bảng A.
Cách đây gần 1 năm, hoạt động cung ứng giống, vật tư nông nghiệp được chấn chỉnh trên toàn hệ thống. Có trên 600 cơ sở bị “tuýt còi”, nhiều cán bộ, địa phương và ngành chuyên môn bị phê bình, kỷ luật. Đợt thanh tra lần này kéo dài trong 2 tháng, bên cạnh thực hiện chức năng kiểm tra định kỳ đầu vụ sản xuất thì đây là lần đầu tiên ngành chuyên môn phúc tra toàn diện theo Kết luận 133 của UBND tỉnh.
Đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra các cơ sở SXKD vật tư nông nghiệp. |
Ông Phan Văn Dũng - Trưởng phòng Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, Sở NN&PTNT cho biết: “Qua kiểm tra, các huyện cũng tích cực vào cuộc triển khai tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời, đánh giá, xếp loại cơ sở SXKD. Theo đó, cơ bản các cơ sở đã khắc phục những điều kiện cần cho hoạt động SXKD như: đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện với các loại hình kinh doanh có điều kiện, trang bị thiết bị PCCC… Hiện, lỗi vi phạm phổ biến nhất vẫn là thiếu hóa đơn chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, hợp đồng mua - bán. Quan điểm của ngành là xử lý nghiêm vi phạm, răn đe và cũng là một kênh tuyên truyền sát nhất để người dân nâng cao nhận thức trong việc tuân thủ các quy định của Nhà nước. Nếu không, vô tình đây sẽ là cơ hội tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng”.
Giữa lúc vấn đề ATVSTP đang “nóng” từ đồng ruộng đến bàn ăn thì ngành nông nghiệp Hà Tĩnh khẳng định “tuyên chiến” với chất cấm, dư lượng kháng sinh trong sản xuất. Từ sản xuất ban đầu có nguồn gốc thực vật, động vật đến cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đều được rà soát, điểm danh và công bố trên kênh thông tin của ngành. Nhất là đối với chất cấm trong chăn nuôi, lực lượng chức năng một mặt kiểm tra kho thức ăn, mặt khác, trực tiếp lấy mẫu nước tiểu phân tích, kiểm nghiệm. Tuy nhiên, so với lĩnh vực chế biến thì lĩnh vực sản xuất vẫn nằm trong ngưỡng an toàn cho phép. Đoàn thanh tra đã lập biên bản xử phạt hàng chục cơ sở vi phạm ATVSTP, phổ biến là: tỷ lệ hàn the trong giò, chả vượt mức cho phép, cơ sở chế biến không đảm bảo vệ sinh…
Theo Nguyễn Oanh/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã