Trước đây, Ban quản lý RPH Nam Hà Tĩnh được giao quản lý, sử dụng gần 25.316 ha nhưng sau khi thực hiện cắt chuyển thì chỉ còn 20.396 ha. Hơn 10 năm qua, đơn vị đã tập trung thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, dự án trồng rừng; bình quân mỗi năm trồng mới trên 200 ha và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh hàng ngàn ha; các vùng rừng nhạy cảm được bảo vệ, độ che phủ rừng được tăng lên.
Trưởng ban quản lý RPH Nam Hà Tĩnh cho rằng, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiệu quả từ sản xuất từ lâm nghiệp còn thấp, sau khi trừ chi phí chỉ còn khoảng 25 - 30 triệu đồng/ha/chu kỳ |
Thực hiện giao khoán theo các Nghị định của Chính phủ, đơn vị đã tiến hành giao khoán cho các hộ dân và hàng năm trên lâm phần được giao quản lý đã tạo việc làm cho 300 – 500 hộ gần rừng. Việc quản lý đất đai ngày càng đi vào ổn định và hiệu quả, số diện tích không sử dụng, tranh chấp, sử dụng không hiệu quả thì được cắt chuyển về địa phương để giao lâu dài cho người dân…
Hiện trên địa bàn huyện Kỳ Anh đang có 3 đơn vị có nguồn gốc từ các nông – lâm trường quốc doanh, được giao quản lý và sử dụng gần 25.519 ha rừng và đất lâm nghiệp. Trong giai đoạn 2004 – 2014, việc chấp hành chính sách, pháp luật về đất đai tại các nông - lâm trường trên địa bàn được quan tâm thực hiện thông qua các hoạt động kiểm tra, rà soát việc sử dụng đất của các đơn vị.
Lãnh đạo huyện Kỳ Anh khẳng định, ranh giới giữa các hộ dân với các ban quản lý rừng chưa được rà soát, xử lý dứt điểm nên còn xẩy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm... |
Các đơn vị được giao quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp được sắp xếp, chuyển đổi và đạt hiệu quả rõ nét trong sản xuất, kinh doanh; từng bước làm tốt hơn công tác quản lý và sử sử dụng đất, hạn chế tranh chấp, lấn chiếm.
Các nông – lâm trường cũng đóng vai trò trung tâm, chủ đạo trong việc thực hiện các dự án trồng rừng 327, 661, ODA, qua đó đã góp phần quan trọng trong việc chuyển giao KHKT, hình thành các vùng cây nguyên liệu gắn với sản xuất, xuất khẩu, tăng độ che phủ, nâng cao sinh kế và đời sống của người dân gần rừng..
Thành viên đoàn giám sát chất vấn về hiệu quả của số diện tích sau khi được các nông lâm trường cắt chuyển |
Tại buổi làm việc, đoàn giám sát tập trung làm sáng rõ một số vấn đề cùng quan tâm như: tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp tại các xã có nhiều rừng và đất lâm nghiệp; việc thực hiện việc giao khoán cho người dân gần tại các nông – lâm trường quốc doanh; nhu cầu sử dụng đất của người dân và các nông – lâm trường; hiệu quả sử dụng của số diện tích được các nông – lâm trường cắt chuyển; công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch sau khi tiến hành các đợt cắt chuyển, sau khi cắt chuyển thì việc quản lý như thế nào; việc bố trí nguồn lực, nhân lực để các đơn vị vừa làm tốt chức năng bảo vệ rừng phòng hộ và thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; tình hình sản xuất, kinh doanh của các đơn vị; so sánh hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp giữa giai đoạn trước và sau năm 2004…
Bên cạnh chỉ ra những tồn tại, tiếp thu các ý kiến kiến nghị, đề xuất, đoàn giám sát cũng chia sẻ với những khó khăn và ghi nhận sự nỗ lực của chính quyền địa phương và các nông – lâm trường trong việc quản lý, sử dụng đất đai.
Để việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai tại các nông – lâm trường được tốt hơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - Trưởng đoàn giám sát đề nghị UBND huyện và các nông - lâm trường hoàn thiện báo cáo, bổ sung số liệu; địa phương, đơn vị phải quan tâm hơn nữa đến hiệu quả sử dụng đất và việc chấp hành chính sách, pháp luật về đất đai; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải bám sát vào Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo khác; tiếp tục sắp xếp, củng cố, chuyển đổi các nông – lâm trường để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, thực hiện đúng chính sách pháp luật; tập trung rà soát quy hoạch, cắm mốc, cấp quyền sử dụng…
Tiến Phúc
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã