Học tập đạo đức HCM

Quy hoạch hệ thống trường lớp - lộ trình bền vững

Thứ hai - 06/05/2013 20:44
Sau 1 năm triển khai đề án quy hoạch hệ thống mạng lưới trường lớp, toàn tỉnh đã sáp nhập và giải thể từ 24 trường THCS thành 12 trường, 44 trường tiểu học (TH) thành 22 trường, 18 trường mầm non (MN) thành 9 trường... Kết quả đó không chỉ thể hiện sự quyết tâm, chủ động của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà trước một chủ trương lớn mà còn góp phần “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN” theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 6 (khóa XI).

Hướng đi đúng

Thực tế cho thấy, từ việc ổn định quy mô dân số nên số trẻ em trong độ tuổi có xu hướng giảm nhanh dẫn đến quy mô các trường học ngày càng nhỏ, gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (CSVC). Vì thế, việc quy hoạch lại hệ thống trường lớp từ lâu đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động đi tắt, đón đầu.

Quy hoạch hệ thống trường lớp - lộ trình bền vững
Quy hoạch lại hệ thống trường lớp hợp lý là xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng dạy và học.

Dẫu những bước đầu tiên trong chặng đường thực hiện quy hoạch, ở một số nơi gặp không ít khó khăn nhưng sự chuyển biến rõ nét về chất lượng dạy và học tại các liên trường đã góp phần xua tan những hồ nghi của một bộ phận nhân dân trước chủ trương lớn.

Cùng với sự tiên phong của các huyện như: Thạch Hà, Can Lộc, các huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê cũng đã chủ động trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện đề án quy hoạch hệ thống mạng lưới trường lớp. Thầy Đào Duy Sỹ - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hương Sơn chia sẻ: “Quy hoạch hệ thống mạng lưới trường lớp là vấn đề mà chúng tôi đã từng băn khoăn, trăn trở từ nhiều năm nay. Với chúng tôi, tinh thần của đề án đã thực sự thấm nhuần trong các cấp ủy đảng, chính quyền. Sự chủ động ấy còn được thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch, lộ trình một cách bền vững, chắc chắn, bởi Hương Sơn là huyện miền núi địa bàn rộng, khi sáp nhập trường lớp, ngoài lo ngại về quãng đường đi lại, chúng tôi còn có nỗi lo về TTATGT cho học sinh trên QL 8 và đường mòn Hồ Chí Minh rất lớn”. Năm nay, Hương Sơn cũng đã sáp nhập được 4 trường THCS thành 2 trường, 2 trường TH thành 1 trường, 2 trường MN thành 1 trường. Tuy nhiên, so với đề án của tỉnh, việc thực hiện lộ trình quy hoạch của Hương Sơn trong năm học 2012-2013 còn chậm.

Ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dạy và học là mục tiêu mà đề án hướng tới, song những băn khoăn của lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Hương Sơn cũng là nỗi niềm chung của các địa phương khi tiến hành sáp nhập trường lớp. Do đó, sau 1 năm triển khai đề án, toàn tỉnh vẫn còn 6 trường MN, 15 trường TH, 7 trường THCS, 2 trường TH và THCS chưa thực hiện đúng lộ trình. Cụ thể ở Kỳ Anh có 2 trường MN, 3 trường TH, 1 trường THCS và 1 TH&THCS; TP Hà Tĩnh còn 1 trường MN; Hương Khê còn 2 trường MN, 8 trường TH, 1 THCS chưa thực hiện; Hương Sơn có 3 trường TH, 3 trường THCS...

Để đề án phát triển bền vững

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, một số địa phương - đặc biệt là những xã chưa thực hiện đúng lộ trình cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rõ những hạn chế trong công tác chỉ đạo, lập kế hoạch thiếu cụ thể, đội ngũ cán bộ còn ngại va chạm. Ngoài ra, ở hầu hết các địa phương - kể cả những địa phương đã phê duyệt quy hoạch đều chưa có quy hoạch đầu tư xây mới, mở rộng nâng cấp cơ sở cũ và phương án sử dụng CSVC không cần dùng sau sáp nhập nên không có cơ sở để tham mưu hỗ trợ bố trí vốn đầu tư. Cụ thể như ở TP Hà Tĩnh cách đây 5 năm đã bàn vấn đề về quy hoạch mạng lưới trường lớp nhưng điều bất cập là thành phố cũng chưa dự tính hết trong quy hoạch khi mật độ dân số ngày càng tăng, quỹ đất dành cho nhu cầu phát triển đô thị ngày càng lớn. Hoặc ở Cẩm Xuyên, việc sáp nhập trường lớp đã được địa phương chủ động từ trước nhưng qua khảo sát hiện mới chỉ duy nhất trường THCS Đại Thành (xã Cẩm Vịnh và Cẩm Thành) có CSVC khang trang, các trường khác dẫu được sáp nhập nhưng vẫn học phân hiệu.

Quy hoạch hệ thống trường lớp - lộ trình bền vững
Sáp nhập trường là một xu thế tất yếu nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất, ổn định quy mô trường lớp..., nâng cao chất lượng dạy - học.

Phương châm chỉ đạo quyết liệt trong quy hoạch trường lớp vẫn luôn được tỉnh đặt lên hàng đầu, nhưng xây dựng và thực hiện đề án một cách bền vững, đó mới chính là điều các cấp ủy, chính quyền và ngành Giáo dục hướng tới. Với kinh nghiệm của các địa phương đi trước, cùng với những bài học quý đã được đúc rút sau 1 năm triển khai thực hiện, việc bám sát nghị quyết của tỉnh, nhất là các biện pháp để thực hiện giải pháp quy hoạch lại hệ thống trường mầm non và phổ thông, công tác tuyên truyền vận động… đã thực sự trở thành cẩm nang quý giá để các địa phương vững tin trong việc thực hiện lộ trình ở những năm tiếp theo.

THÚY NGỌC
baohatinh.vn

 Tags: trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập254
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm233
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại731,539
  • Tổng lượt truy cập90,794,932
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây