Cùng dự có Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng - Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn.
Tại buổi tập huấn, đại diện Sở NN&PTNT đã trình bày chi tiết, cụ thể các nội dung trong hướng dẫn kê khai xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển của Bộ NN&PTNT.
Theo đó, đối tượng trực tiếp bị thiệt hại gồm: chủ tàu và người lao động trên tàu thuyền không lắp máy và lắp máy dưới 90CV có đăng ký hộ khẩu và thực tế hoạt động khai thác thủy sản từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố; người lao động sống ven biển làm nghề khai thác thủy sản có tính chất đơn giản và thu nhập chính dựa vào nguồn lợi từ biển, đầm phá, cửa sông; hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, HTX, DN sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; người lao động làm thuê thường xuyên và thu nhập chính từ các cơ sở SX-KD trong lĩnh vực thủy sản; tổ hợp tác, HTX, hộ gia đình làm nghề muối bị thiệt hại trực tiếp; tổ chức, cá nhân trực tiếp thu mua, cơ sở chế biến thủy sản từ các tàu cá, cảng cá, bến cá, chợ cá, cở sở nuôi có địa điểm tại các xã, phường, thị trấn ven biển bị ảnh hưởng từ sự cố; người lao động làm việc thường xuyên và có thu nhập chính từ các nghề: vận chuyển, chở thuê hải sản, bốc vác, sơ chế thủy sản và người làm thuê tại các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản ở các địa phương bị ảnh hưởng.
Đại diện người dân địa phương vùng bị ảnh hưởng trao đổi một số vấn đề băn khoăn, thắc mắc trong quá trình kê khai
Đối tượng gián tiếp thiệt hại gồm: chủ cơ sở SX-KD và người làm thuê trong lĩnh vực sản xuất đá lạnh, kho lạnh, cấp đông, đóng sửa tàu thuyền, SX-KD ngư cụ có địa điểm kinh doanh tại các xã, phường, thị trấn ven biển bị ảnh hưởng; chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thương mại có địa điểm kinh doanh tại xã, phường, thị trấn ven biển bị ảnh hưởng sự cố; người dân ven biển làm nghề bán hàng, làm dịch vụ cho khách du lịch, có địa điểm kinh doanh hoặc đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển bị ảnh hưởng sự cố.
Thời gian tính thiệt hại là 6 tháng, từ tháng 4-9/2016. Các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do sự cố môi trường sẽ tiến hành kê khai các thông tin vào các mẫu do Bộ NN&PTNT ban hành; các thôn, xóm sẽ tổ chức họp cộng đồng, xem xét, thống nhất và niêm yết công khai.
UBND xã thành lập hội đồng đánh giá thiệt hại, trực tiếp hướng dẫn thôn, xóm thực hiện; rà soát, kiểm tra danh sách đối tượng, số lượng thiệt hại đảm bảo chính xác, đúng hướng dẫn, đảm bảo công khai, dân chủ. UBND cấp huyện thành lập hội đồng đánh giá, thẩm định thiệt hại; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các xã thực hiện theo quy định của hướng dẫn; thẩm định, phê duyệt giá trị thiệt hai, từ đó tổng hợp, báo cáo về Sở NN&PTNT trước ngày 10/9.
Tại buổi tập huấn, lãnh đạo tỉnh cũng đã giải đáp một số thắc mắc, đề xuất, kiến nghị của đại diện các địa phương vùng bị ảnh hưởng.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định sự cố môi trường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bà con ngư dân. Chính vì vậy, các chế độ, chính sách của Chính phủ, tỉnh chỗ nào chưa công bằng, chưa đến được với người dân thì chính quyền địa phương nơi đó cần nhanh chóng soát xét, bổ sung, đảm bảo quyền lợi.
Đối với công tác tập huấn đánh giá thiệt hại, tỉnh chỉ triển khai 1 cuộc đến tận cán bộ, thôn xóm, cấp huyện, thị xã không phải tổ chức lại. Về triển khai thực hiện, những đối tượng thiệt hại trực tiếp và gián tiếp phải được bồi thường; không để xảy ra việc lợi dụng sơ hở để trục lợi chính sách; cộng đồng dân cư tiến hành kê khai một cách thật khách quan, minh bạch. Chính quyền các cấp phải thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền; tổng hợp những kiến nghị, thắc mắc của bà con để đề xuất với Bộ NN&PTNT trả lời thỏa đáng.
Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, các cấp, ngành cần tập trung thời gian để khẩn trương hoàn thành việc kê khai, xác định thiệt hại, sớm có sự hỗ trợ cho người dân. Tuy nhiên không được chủ quan, để xảy ra sai sót; cán bộ tỉnh, huyện phải cử cán bộ, tổ công tác tập trung xuống cơ sở để hướng dẫn, giám sát việc kê khai, xác định thiệt hại; cần phải đảm bảo ổn định chính trị, an toàn, không để mất ANTT. Trong quá trình triển khai nếu gặp vướng mắc, cần phản ánh kịp thời với cấp trên để có phương án giải quyết thỏa đáng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Theo Phúc Quang/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã