Học tập đạo đức HCM

Sắc xuân trên các khu tái định cư

Thứ tư - 30/01/2013 19:03
Trong tiết trời Xuân đậm cái rét của gió mùa Đông Bắc, chúng tôi đến thăm một số khu tái định cư “siêu dự án” Formosa. Thật phấn khởi khi tận mắt chứng kiến cuộc sống của người dân đang đổi thay từng ngày và nhịp sống của họ cũng đã hòa nhập với những vùng đất mới. Nơi đây, mùa xuân mới đang về...

 

Hiện nay, Hội đồng Bồi thường hỗ trợ tái định cư Kỳ Anh (viết tắt là Hội đồng) đã và đang triển khai GPMB cho 185 dự án, thu hồi 8.568 ha đất với 39.195 lượt hộ ảnh hưởng, 3.681 hộ di dời, số tiền bồi thường hỗ trợ là 3.610 tỷ đồng. Trong đó, có dự án mang tầm quốc tế như dự án luyện cán thép, lọc hóa dầu và cảng biển của Tập đoàn Formosa với tổng mức đầu tư trên 15 tỷ USD. Diện tích thu hồi cho dự án này là hơn 3000ha. Để có mặt bằng sạch cho dự án, từ năm 2009 đến nay, Hội đồng đã hoàn thành việc thu hồi 1.600 ha đất nông nghiệp của 5 xã: Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh và Kỳ Phương. Trong đó, 2563 hộ phải tái định cư, 13.253 ngôi mộ, 35 nhà thờ họ, 1 nhà thờ Thiên chúa giáo phải di dời. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho cả dự án lên tới 1.943 tỷ đồng.

Sắc xuân trên các khu tái định cư

Một góc khu tái đinh cư xã Kỳ Lợi.

Đến thời điểm này, gần 100% số hộ thuộc diện tái định cư của dự án Formosa dời dọn về các khu tái định cư mới và có cuộc sống, việc làm khá ổn định. Ghé nhà ông Tưởng Đức Việt - một trong những hộ dân vừa di dời lên khu tái định cư Kỳ Liên, dù đang bận bịu với công việc sản xuất bún, song ông Việt vẫn vui vẻ tiếp chuyện cùng chúng tôi: “Tuy phải dời dọn đến nơi ở mới, nhường chỗ cho dự án luyện cán thép, lọc hóa dầu của Tập đoàn Formosa, song gia đình tôi cũng như hàng trăn hộ dân nơi đây đều rất phấn khởi, tất cả vì dự án, vì sự phát triển chung của tỉnh nhà trong tương lai. So với nơi ở cũ, có thể khẳng định rằng, ở khu khu tái định cư này tốt và tiện nghi hơn rất nhiều. Hạ tầng kỹ thuật như điện, nước, đường giao thông, hệ thống thoát thải còn hiện đại hơn cả thành phố".

Cạnh nhà ông Việt, hộ ông Hoàng Thế Song cũng đang tất bật dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón tết, song thấy có khách đến chơi nhà, ông Song không dấu nổi niềm vui: “Quá trình đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án Formosa, gia đình tôi được đền bù gần 500 triệu đồng. Lên đây, sau khi trừ chi phí xây cất nhà cữa, sắm sửa một số vật dụng trong gia đình cũng còn dư hơn trăm triệu đồng. Vợ chồng đã có lương hưu nên số tiền còn lại tôi dự định gửi tiết kiệm để về sau dưỡng già. Còn 2 đứa con mới học nghề xong, sắp tới sẽ vào làm việc một trong những nhà máy tại Khu kinh tế Vũng Áng, coi như tạm ổn. Các chú xem, điện, đường, nước sạch... đầy đủ cả, chẳng thiếu thứ gì, hiện đại còn ăn đứt thị trấn huyện Kỳ Anh ấy chứ”.

Bà Nguyễn Ngọc Ba ở xã Kỳ Long tâm sự: “Ngay sau khi nắm vững những thông tin về dự án bồi thường, cùng các chính sách đặc thù mà Đảng và nhà nước ban hành cho các hộ thuộc diện di dời ở Kỳ Long, hầu hết các hộ dân vùng bị ảnh hưởng đều thống nhất đồng tình di dời. Người dân tại đây cũng ý thức rằng đây là dự án lớn của quốc gia, của tỉnh nhà, sau khi đi vào hoạt động sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động, xã hội, ngành nghề và kinh tế của địa phương".

Qua tiếp xúc, ai ai cũng thừa nhận, nơi ở mới đẹp hơn, đàng hoàng hơn so với quê cũ. Bởi vậy, ai cũng cảm thấy thoải mái và hào hứng với cuộc sống mới. Bên cạnh đó, với những chính sách ưu tiên đặc biệt và những giải pháp nhằm ổn định cuộc sống trước mắt cũng như về lâu dài đang được các cấp chính quyền địa phương triển khai một cách khoa học, hợp lý càng làm cho người dân cảm thấy yên tâm, tin tưởng hơn.

Ông Nguyến Hoài Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh kiêm Chủ tịch Hội đồng đền bù và giải phóng mặt bằng dự án Pormosa, cho biết: "Để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người dân khi di dời lên khu tái định cư, thời gian qua, cùng với việc tiến hành áp giá đền bù nhà cữa, ruộng vườn một cách thoả đáng, các cấp chính quyền liên qua đã ban hành hàng loạt chính sách có tính ưu đãi đặc biệt cho bà con, ví như, đối với nam trên 60 tuổi và nữ trên 50 tuổi thuộc diên di dân tái định cư trong vùng dự án sẽ được cấp mỗi người 15kg gao/tháng trong vòng 5 năm. Những hộ gia đình nào xung phong di dời đợt đầu sẽ được hỗ trợ tiền vận chuyển, tiền thưởng… Ngoài ra, các giải pháp mang tính chiến lược như mở trường đạo tạo nghề cho con em vùng dự án vào học, sau đó về làm việc trong các khu công nghiệp.

Đặc biệt, huyện Kỳ Anh đang tiến hành rà roát quỹ đất trên địa bàn, phân chia cho bà con sản xuất, kinh doanh… Bên cạnh đó, để giúp các hộ dân di dời an toàn và có hiệu quả, ngoài việc hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát và giao cho các cấp hội chuẩn bị đón tiếp nhân dân và hộ dân tổ chức thực hiện, chúng tôi còn phân công các thành viên đến từng hộ gia đình, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến công tác đền bù GPMB cho các gia đình, tổ chức họp với các hộ dân phải di dời để sớm lựa chọn, thống nhất các bước tiến hành, đồng thời thống kê chuẩn xác nguồn nhân lực để cùng với các cấp các ngành có chiến lược đào tạo nghề lâu dài cho người dân thuộc vùng dự án”.

Có thể nói, tất thảy những nỗ lực của các cấp ủy chính quyền đã và đang tạo ra những triển vọng về một sự đổi thay mới của người dân khu tái định cư.

Dẫu vẫn còn không ít khó khăn, nhưng đa phần người dân chúng tôi gặp ở các khu tái định cư đều hiểu rằng, những hy sinh lớn lao của họ đã và đang góp phần không nhỏ vì sự phát triển chung của tỉnh nhà trong ngày mai. Tin tưởng rằng, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ sớm trở thành một trong những khu công nghiệp trọng điểm của cả nước, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Hà Tĩnh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trong thời gian không xa./.

Ngọc Hà
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay12,808
  • Tháng hiện tại163,932
  • Tổng lượt truy cập92,541,596
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây