Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trần Tiến Dũng và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cùng dự.
Trước đây, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn được giao quản lý gần 43 ngàn ha rừng và đất lâm nghiệp nhưng trong 10 năm gần đây thường xuyên biến động do UBND tỉnh thu hồi phục vụ các mục đích khác nhau nên hiện đơn vị chỉ còn quản lý và sử dụng hơn 26 ngàn ha.
Từ năm 2004 đến nay, công ty đã tổ chức, phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để quản lý, bảo vệ tốt số diện tích được giao, không để xẩy ra cháy rừng và sâu bệnh, độ che phủ đạt trên 95%. Công tác quy hoạch, rà soát đất đai đã được quan tâm đúng mức và góp phần quan trọng trong việc ổn định sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho công nhân, phân định rõ từng loại đất rừng, hạn chế tranh chấp…
Lãnh đạo Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn cho rằng hiệu quả sử dụng đất tại một số nông - lâm trường còn thấp, diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng tự nhiên suy giảm.. |
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hương Sơn có 8 nông trường, lâm trường quốc doanh với tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao quản lý, sử dụng là gần 67.253 ha. Sau khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đến nay, việc sử dụng đất của các nông trường, lâm trường trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực; tình trạng lấn chiếm, cho thuê, cho mượn đất trái phép tại các đơn vị từng bước được hạn chế.
Đại diện UBND huyện Hương Sơn báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất đai tai các lâm trường, nông trường trên địa bàn. |
Các nông lâm trường quốc doanh được cấp giấy chứng nhận QSDĐ nên đã yên tâm thực hiện các chương trình trồng, khoanh nuôi, tái sinh rừng có hiệu quả, tăng hiệu quả kinh tế và độ che phủ rừng. Những diện tích các đơn vị sử dụng không hiệu quả đã được UBND tỉnh thu hồi để giao cho các địa phương quản lý, sử dụng theo quy hoạch…
Tại các buổi làm việc, các thành phần tham gia tập trung làm rõ một số vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai như: Luật Đất đai 2003 và Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 còn nhiều bất cập, chồng chéo nên gây nhiều khó khăn trong quản lý, sử dụng; việc lập kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch và bảo vệ phát triển lâm nghiệp chưa được quan tâm đúng mức; năng lực quản lý đất đai và tài nguyên rừng chưa đáp ứng yêu cầu; việc giao khoán đất lâm nghiệp trước đây còn để lại nhiều bất cập, thiếu chặt chẽ…
Trong quá trình làm việc, đoàn giám sát cũng nghe các ý kiến, kiến nghị từ cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất như: sửa đổi, bổ sung các chính sách về giao đất, giao rừng, thuê rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp; tập trung giải quyết vấn đề định giá rừng; có chính sách đặc thù cho đội ngũ cán bộ, công nhân làm nhiệm vụ bảo vệ rừng; đầu tư xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp và hệ thống hạ tầng; tiếp tục rà soát đất của các nông - lâm trường để sắp xếp quy mô hợp lý và cắt chuyển những diện tích không phát huy hiệu quả chuyển về cho các địa phương quản lý…
Bên cạnh nhận định và đánh giá tình hình, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Giàng A Chu thay mặt đoàn giám sát nghiêm túc tiếp thu các ý kiến kiến nghị, đề xuất của cơ sở, đồng thời chia sẻ khó khăn với các nông – lâm trường và địa phương trong quá trình thực hiện.
Để các địa phương, đơn vị thực hiện tốt chính sách, pháp luật về đất đai, cần bám sát các chủ trương, chính sách của trung ương để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; huyện và các đơn vị cần soát xét, đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các nông – lâm trường để có chiến lược phát triển phù hợp, những loại hình nào khó khăn thì phải sớm xử lý, các đơn vị làm tốt thì phải khuyến khích; đơn vị cần tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhất là con em dân tộc thiểu số; hạn chế quản lý trên sổ sách và tăng cường quản lý thực tế, chấn chỉnh lại tình trạng rà soát, đo đạc, chuyển đổi, cấp quyền; đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ đất để nâng cao hiệu quả sử dụng và ổn định tình hình đất đai; các vướng mắc, tranh chấp đất đai cần xử lý sớm, không để tình hình phức tạp…
Đối với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn, cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của mình để chuyển đổi mô hình hoạt động phù hợp dựa trên tinh thần của Nghị định 30, Nghị định 118 của Chính phủ và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đơn vị cũng cần sớm xây dựng kế hoạch và tiến hành đo đạc, rà soát lại, thực hiện căm mốc, đề nghị cấp giấy chứng nhận QSDĐ để quản lý tốt đất đai và nâng cao hiệu quả kinh tế từ tài sản được giao.
Đơn vị cũng phải sớm đưa số diện tích đất ở của công nhân, đất đã xây dựng cơ sở hạ tầng giao về cho các địa phương quản lý theo đúng quy định…
Tiến Phúc
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã