Học tập đạo đức HCM

Sự ổn định thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh

Thứ ba - 28/02/2017 10:25
Vài năm gần đây, phân khúc tín dụng tiêu dùng nở rộ, dấy lên những lo ngại về sự sụt giảm trong đầu tư tín dụng nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, ở Hà Tĩnh, khu vực nông thôn vẫn là lãnh địa đầy sức hút, khi thị phần vốn dành cho địa bàn này luôn ổn định và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng dư nợ.

Chiếm đến gần 40% doanh số cho vay toàn địa bàn, nông thôn mới là lĩnh vực có tỷ trọng vốn lớn nhất trong nhiều năm gần đây. Năm qua, doanh số đã đạt hơn 19 nghìn tỷ đồng, tăng gần 24% so với năm trước.

Người dân làm thủ tục vay vốn ngân hàng

 

Đây là sự khẳng định không thể rõ hơn về sức hút của nông nghiệp nông thôn đối với các dòng tín dụng. Trên thực tế, huyết mạch kinh tế này đang đặt dấu ấn đậm nét trong sự hình thành của hàng chục nghìn mô hình nông thôn mới.

Thị trường vốn ở nông thôn chưa bao giờ là địa bàn dễ dàng khai thác, một phần bởi quy mô món vay nhỏ, phần khác do đối tượng khách hàng chủ yếu là nông dân, với những hiểu biết về vay vốn, về kinh tế gần như bằng không.

Nhiều ngân hàng lấn sân thị trường này, đã phải điều chỉnh thái độ tiếp cận, bằng cách đóng luôn vai trò là một nhà tư vấn, cùng khách hàng tính toán định mức kinh tế kỹ thuật, tối đa hóa lợi nhuận cho sản phẩm. Chính bởi kiên trì với phương châm như thế, nên tại thị phần này, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vẫn luôn ở thế chiếm lĩnh.

Từ nguồn vốn vay ngân hàng nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp được đầu tư, phát triển

 

Vài năm gần đây, trong bối cảnh phân khúc tín dụng tiêu dùng lên ngôi, đã xuất hiện những dự báo về sự thu hẹp của thị phần tín dụng nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, trái với lo ngại này, khu vực nông thôn ở Hà Tĩnh chưa bao giờ vơi sức hút.

Bằng chứng là có thời điểm, thị phần này đã chiếm đến 30% tổng dư nợ ở nhiều ngân hàng bán lẻ. Nhiều ngân hàng đã đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, phù hợp với từng đối tượng ở nông thôn, chẳng hạn như hướng đến dư địa giàu tiềm năng là hộ kinh doanh.

Đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ, để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhằm nắn nguồn tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, siết chặt dư nợ bất động sản.

Với thông điệp này, thị phần tín dụng nông nghiệp nông thôn ở Hà Tĩnh dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bất chấp sự nở rộ của nhiều phân khúc tín dụng khác.

Nguyễn Hằng
http://www.hatinhtv.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập145
  • Hôm nay31,443
  • Tháng hiện tại976,507
  • Tổng lượt truy cập91,039,900
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây