Theo báo cáo thực hiện quy hoạch sử dụng và chuyển đổi đất lâm nghiệp, năm 2010, toàn tỉnh có trên 161.244 ha đất rừng sản xuất, gần 115.048 ha đất rừng phòng hộ và gần 74.598 ha đất rừng đặc dụng. Do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng nên số diện tích đất rừng sản xuất giảm gần 7.072 ha, đất rừng phòng hộ giảm hơn 7.361 ha và đất rừng đặc dụng giảm gần 568 ha. Tuy nhiên, trong thời kỳ quy hoạch đất rừng, số diện tích của 3 loại rừng đã tăng thêm và dự kiến đến năm 2020, đất rừng sản xuất có 173.281 ha, rừng phòng hộ 114.862 ha và rừng đặc dụng 74.600 ha...
Về 3 loại rừng ven biển, trên cơ sở bản đồ, số liệu quy hoạch của các sở, ngành, địa phương thì tổng diện tích có liên quan với quy hoạch 3 loại rừng ở vùng ven biển là hơn 12.130 ha. Qua soát xét các quy hoạch với 3 loại rừng thì có hơn 4.486 ha trùng nhau. Sau khi soát xét và căn cứ vào thực tiễn, dự kiến cắt chuyển không thống kê vào đất lâm nghiệp hơn 1.996 ha; chuyển từ phòng hộ sang sản xuất 330 ha; từ sản xuất sang phòng hộ 30,2 ha; số trùng còn lại không chuyển đổi. Riêng các diện tích còn có ý kiến khác nhau thì đã cơ bản thống nhất, không chuyển 5,4 ha ở khoảnh 2, tiểu khu 279 thuộc địa phận xã Thạch Bàn (Thạch Hà) và 37 ha ở khoảnh 4, tiểu khu 345B thuộc xã Kỳ Phú (Kỳ Anh) từ rừng phòng hộ sang sản xuất cho mục đích khai thác khoáng sản…
Liên quan đến công tác quy hoạch vùng trà sơn (vùng đồi núi thấp tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và vùng núi cao) trên địa bàn 44 xã thuộc huyện Thạch Hà, Đức Thọ, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, bước đầu đã tiến hành khảo sát, đánh giá sơ bộ trên tổng diện tích 164.185 ha. Quan điểm quy hoạch của vùng này là khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển cây trồng, vật nuôi; đảm bảo tính liền vùng, quy mô đủ lớn để tổ chức sản xuất hiệu quả; có tính khả thi và tạo sức thu hút đối với các thành phần kinh tế tham gia đầu tư…
Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Hà Văn Trọng tham gia phát biểu ý kiến |
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Võ Kim Cự chỉ đạo: tập trung làm tốt công tác quy hoạch rừng và xem đây là vấn đề cấp bách; giao Sở NN&PTNT lựa chọn lại đơn vị tư vấn để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới và phải hoàn thành trước tháng 3/2015. Khi thực hiện quy hoạch phải đảm bảo tư tưởng chủ đạo là xây dựng và phát triển, gắn với phát triển KT-XH, đảm bảo QPAN, giữ gìn môi trường, cảnh quan, kiến trúc. Những vùng được chuyển đổi phải nghiên cứu, triển khai và khuyến khích đưa các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp vào sản xuất, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu: các huyện, ngành chức năng tập trung vào cuộc để rà soát, xác định các tiểu khu, vùng rừng trong diện tích quy hoạch nhằm hạn chế sai sót và triển khai các giải pháp có hiệu quả; chủ tịch UBND các cấp phải phát huy vai trò, trách nhiệm trong quản lý nhà nước về đất rừng, lâm nghiệp và các vấn đề có liên quan; các sở, ngành chức năng phải phân công các nhóm công tác bám sát địa bàn, cơ sở để đôn đốc thực hiện tốt nhiệm vụ; tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng, địa phương, các cấp trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch rừng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã