Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn giới thiệu khái quát những tiềm năng, lợi thế cũng như các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh trong những năm qua, trong đó nhấn mạnh, với những tiềm năng, thế mạnh của mình, Hà Tĩnh đã, đang trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước đã đầu tư vào Hà Tĩnh 322 dự án với tổng mức đầu tư trên 77.536 tỷ đồng.
Hà Tĩnh đứng thứ 6 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi có 56 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 17 tỷ USD; có 11 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Hà Tĩnh như: Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Brunei, Úc, Mỹ, CH Séc, Thái Lan, Philipine, Lào, Trung Quốc.
Tỉnh đã thu hút hơn 30 chương trình, dự án ODA với tổng vốn đầu tư trên 7.600 tỷ đồng. Trên địa bàn có hơn 100 tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động. Các tổ chức đã tài trợ trên 260 chương trình, dự án, đã giải ngân đạt trên 400 tỷ đồng. Các chương trình, dự án chủ yếu đầu tư các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn, môi trường, chống biến đổi khí hậu và viện trợ khẩn cấp.
Hà Tĩnh hiện có 2 khu kinh tế được Chính phủ thành lập với những chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng và hấp dẫn. Khu kinh tế Vũng Áng là 1 trong 5 KKT ven biển trọng điểm quốc gia với diện tích 22.781ha; là điểm nhấn quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây và tiểu vùng sông Mê Kông.
Đoàn công tác Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tham quan KKT Vũng Áng |
Khu kinh tế Vũng Áng đã hình thành một trung tâm công nghiệp nặng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với các sản phẩm công nghiệp chủ lực là thép (22,5 triệu tấn), nhiệt điện (7.000MW) và dịch vụ cảng nước sâu (59 cầu cảng cho phép tàu từ 5 vạn đến 30 vạn tấn cập bến), góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh ngành thép của Việt Nam.
Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là 1 trong 8 KKT cửa khẩu trọng điểm quốc gia nằm ở phía Tây của tỉnh có diện tích 56.685ha có vị trí nằm giữa trung tâm của nhiều mối liên kết giao thông xuyên lục địa Đông - Tây, đóng vai trò quan trọng trong hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng là động lực phát triển phía Tây của tỉnh; kết nối vùng Bắc Trung Bộ, tăng cường hợp tác kinh tế, an ninh quốc phòng và thắt chặt tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan.
“Với chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, đến với Hà Tĩnh các doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ được hưởng mức ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của Chính phủ. Vì vậy, các thành viên của đoàn công tác và các doanh nghiệp, nhà đầu tư nên bố trí thời gian, nghiên cứu sâu, chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để nắm bắt cơ hội đầu tư tại Hà Tĩnh” - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh.
Hai bên ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, thương mại giai đoạn 2015 - 2020. |
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn tặng quà, giới thiệu sản phẩm của Hà Tĩnh với đoàn |
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Cho Young Jun và các thành viên đoàn công tác đánh giá cao tiềm năng, thế mạnh của Hà Tĩnh trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với những chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, các thành viên đoàn công tác tin tưởng Hà Tĩnh sẽ là điểm đến hấp dẫn, lý tưởng của các nhà đầu tư.
Thông qua chuyến tham quan, khảo sát, trao đổi thông tin với lãnh đạo tỉnh, KCCI sẽ phát huy hiệu quả vai trò làm cầu nối, mời gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc đến Hà Tĩnh để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, đồng thời mong muốn, tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư, kinh doanh trên địa bàn.
Trước đó, các thành viên đoàn công tác của KCCI đã đi tham quan, khảo sát và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại KKT Vũng Áng.
Các Lĩnh vực Hà Tĩnh ưu tiên kêu gọi đầu tư: - Lĩnh vực công nghiệp: Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành sắt thép; sản xuất các sản phẩm từ thép như cơ khí chế tạo máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phụ tùng, sản xuất công cụ, dụng cụ văn phòng, gia đình. - Lĩnh vực hạ tầng: Đầu tư trực tiếp hoặc BOT, BT, PPP hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển, bệnh viện, giáo dục, đào tạo nghề. - Lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch: Đầu tư xây dựng một số chợ đầu mối, trung tâm thương mại, hệ thống khách sạn cao cấp, khu du lịch sinh thái; các dịch vụ tài chính, ngân hàng. - Lĩnh vực nông nghiệp: Đầu tư vào các dự án nuôi trồng và chế biến nông, lâm, thủy hải sản; sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng một số vùng nông nghiệp công nghệ cao. - Lĩnh vực môi trường: Ưu tiên kêu gọi các dự án xử lý rác thải rắn, nước thải cho các đô thị và Khu kinh tế Vũng Áng |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã