Học tập đạo đức HCM

Tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung, chuyển dịch cơ cấu lao động

Thứ ba - 20/11/2012 19:42
Từ những ô thửa nhỏ trở thành cánh đồng lớn, máy móc cơ giới tha hồ xoay chuyển, ruộng đồng ngày càng được cải tạo, công cuộc chuyển đổi ruộng đất đã làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông nghiệp, nông thôn. Quan trọng hơn, đây chính là bước đệm để nông nghiệp tỉnh nhà tiến đến tích tụ ruộng đất khi nhu cầu của nông nghiệp vượt quá chiếc áo chật hạn điền…

 

Bình quân diện tích giảm 8,11 thửa/hộ sau chuyển đổi

Còn nhớ, cách đây hơn một thập kỷ, những mảnh ruộng “vá chằng vá đụp”, phân tán nhỏ lẻ đã níu áo biết bao thế hệ nhà nông, khiến họ cứ ở mãi trong cái nghèo, cái khổ. “Cái khó bó cái khôn” muốn phát triển sản xuất nhưng ruộng đồng mỗi nơi mỗi loại thì tiền của và công sức nào lại nổi. Ấy thế mà, chỉ sau 10 năm, qua 2 lần thực hiện cuộc cách mạng chuyển đổi ruộng đất, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà đã khoác lên một diện mạo mới.

Cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch: Khó qua khe cửa hẹp!
Tích tụ ruộng đất để thuận lợi cho việc tăng cường áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất

Sau lần chuyển đổi ruộng đất lần 1 (2001- 2008), đồng ruộng Hà Tĩnh đỡ nhỏ lẻ, manh mún hơn. Bình quân diện tích thửa đất sau khi chuyển đổi giảm từ 11,56 thửa/hộ xuống còn 6,16 thửa/hộ; diện tích thửa ruộng giao động từ 140 m2- 9700 m2. Đây được xem là bước chạy đà ngoạn mục làm thay đổi cả tư duy sản xuất phân tán, tự cung tự cấp tồn tại lâu đời. Từ đây, ước mơ vươn tới một nền sản xuất lớn, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đã nằm trong tầm với của bà con nông dân.

Và những con số đó đạt kỳ tích kể từ sau cuộc cách mạng ruộng đất giai đoạn 2 diễn ra. Toàn tỉnh có 179/220 xã, thị trấn cơ bản hoàn thành kế hoạch, điển hình như: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ. Bình quân diện tích thửa đất chỉ còn lại 3,45 thửa/hộ, giảm 8,11 thửa/hộ so với thời điểm chưa chuyển đổi và gần một nửa so với kết quả giai đoạn I. Nếu như trước đây mỗi ô thửa chỉ vài trăm thước đất thì nay có những cánh đồng rộng 16.000 m2, còn số từ 500 m2- 1500 m2 chiếm gần 57% tổng diện tích.

Điều quan trọng, lần cách mạng này đã gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sự phát triển cơ sở hạ tầng và cơ giới hóa, tiến bộ KHKT trong sản xuất. Hàng nghìn km đường giao thông nội đồng, kênh mương được kiên cố, máy móc cơ giới tăng nhanh, thậm chí có những loại tăng gần cả chục lần so với trước đây. Đặc biệt là sự chuyển dịch về cơ cấu giống, quy trình thâm canh, trở thành yếu tố then chốt để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng, năng suất theo hướng hàng hóa.

Các địa phương đã hình thành được vùng chuyên canh cho giá trị kinh tế cao: vùng trồng rau, củ Tượng Sơn (Thạch Hà); Thiên Lộc (Can Lộc); lúa VTNA2 (Cẩm Xuyên)…Ông Nguyễn Văn Duẫn, thôn Đông Trung, Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) cho biết: “Mỗi nơi mỗi thửa, dù làm gần 2 mẫu ruộng mỗi mùa nhưng tính ra chẳng lời lãi là bao khi khâu khấu hao đồng ruộng quá lớn, trong khi công sức bỏ ra lại rất cực nhọc. Sau CĐRĐ, gia đình tôi được đổi 6 sào về vùng tập trung để xây dựng HTX chăn nuôi thương mại tổng hợp. Vừa làm lúa đảm bảo lương thực, chúng tôi còn có điều kiện vươn lên làm giàu. Hiện nay, HTX có vùng đất rộng 3 ha của 5 hộ gia đình để đầu tư nuôi vệ tinh khoảng 1.500 con lợn/lứa”.

Cánh đồng mẫu - nút thắt quan trọng để tích tụ ruộng đất

Chuyển đổi ruộng đất để chuyển tiếp lên tích tụ ruộng đất là tất yếu của lịch sử khi chiếc áo chật hạn điền không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Nếu trước đây, khi chia lại ruộng đất để khoán hộ, nông dân đòi hỏi phải có ruộng tốt - ruộng xấu, xa - gần, thấp - cao thì nay, tư tưởng manh mún, nhỏ hẹp đó đã nhường cho ước nguyện mang tính thời đại, cần những diện tích rộng lớn, liền vùng, liền khoảnh để người nông dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Gắn với chuyển dịch cơ cấu về giống, mùa vụ, vụ xuân 2013 chính là sự nở rộ của cánh đồng mẫu.

Tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung, chuyển dịch cơ cấu lao động
Chuyển đổi ruộng đất tạo cơ hội cho cơ giới hóa phát triển mạnh mẽ

Theo ghi nhận của chúng tôi, trung bình mỗi xã sẽ có một CĐM với diện tích ít nhất 10 ha. Đó cũng là lẽ đương nhiên bởi, CĐM là “con A chủ bài” trong chiến lược sản xuất hàng hóa. Ông Bùi Huy Tam, Chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết: “Nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, huyện chủ trương không cơ cấu các trà xuân sớm và xuân trung mà chỉ cơ cấu 100% là trà Xuân muộn. Theo đó, huyện chọn 5 xã trọng điểm để xây dựng mỗi xã 1 cánh đồng mẫu với diện tích từ 100 - 150 ha; các xã khác xây dựng ít nhất 1 cánh đồng mẫu có diện tích từ 10 - 100 ha”. Ở các huyện phía Tây lại khai thác thế mạnh của mình bằng mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại hoặc kinh tế vườn trên quy mô lớn.

Gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động

Nếu chỉ dừng lại ở việc góp đất một cách cơ học hoặc chỉ dồn điền đổi thửa thì chưa thể coi là tích tụ ruộng đất. Cốt lõi nằm ở chỗ phải làm sao mỗi hộ dân được sử dụng diện tích canh tác cao hơn. Một thực tế đang diễn ra không riêng ở Hà Tĩnh, người muốn sản xuất bị bó hẹp trong cơ chế hạn điền trong khi ruộng đất bị bỏ hoang của bộ phận không muốn sản xuất. Thậm chí, ở vùng phụ cận thành phố đã xảy ra xung đột sau chuyển đổi vì giá trị thửa đất. Nhất thiết, tích tụ ruộng đất phải gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nhượng đất lại cho những ai muốn sản xuất nhằm tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích. Ngược lại, tạo cơ chế cho bộ phận còn lại chuyển sang ngành nghề khác một cách bền vững, tránh tổn thương cho nông dân.

Ông Nguyễn Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên đề xuất: “Nên cổ phần đất nông nghiệp. Tức là người dân góp vốn cổ phần bằng đất, vừa tạo điều kiện cho nông dân vẫn có cơ hội canh tác trên đất của mình nhưng vẫn được ăn chia lợi nhuận”.

Đồng ý với quan điểm này, ông Nguyễn Phúc Vượng, Chủ tịch UBND xã Thiên Lộc (Can Lộc) cho biết: “Để tạo điều kiện tích tụ ruộng đất thì nên chuyển 50% lao động sang ngành nghề khác nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi của họ trên mảnh ruộng của mình. Bên cạnh đó, bám sát luật đất đai, sớm thực hiện đo vẽ bản đồ và cấp giấy quyền sử dụng đất cho nông dân; kêu gọi nhập cuộc của doanh nghiệp; phát triển mô hình HTX, tổ hợp tác phù hợp với quy mô sản xuất hàng hóa”.

Như vậy, tích tụ ruộng đất chính là lời giải cho bài toán về phát triển kinh tế “tam nông”. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này đòi hỏi phải có những bước đi thích hợp, tránh gây “tổn thất” cho nông dân và đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa lớn.

Nguyễn Oanh
Báo Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập191
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại882,746
  • Tổng lượt truy cập90,946,139
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây