Học tập đạo đức HCM

Tinh giản cán bộ trong xây dựng nông thôn mới (bài 2): Kiện toàn cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp...

Thứ ba - 18/11/2014 01:46
Ngành NN&PTNT là cơ quan đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết 26 HĐND tỉnh Hà Tĩnh về sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, BQL dự án... Lãnh đạo đơn vị này đã mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, tham mưu UBND tỉnh để thực hiện đề án, góp phần đưa lại hiệu quả thiết thực.

Cú đột phá của ngành nông nghiệp

Ông Đặng Ngọc Sơn - Giám đốc Sở NN&PTNT tâm sự: “Khi bắt tay thực hiện đề án, chúng tôi tưởng chừng không kham nổi vì nếu thực hiện sẽ vấp phải sự “phản pháo”, đụng chạm đến quyền lợi của một số tổ chức, cá nhân. Thế nhưng, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch UBND tỉnh, các nội dung về sắp xếp, tổ chức bộ máy khoa học, có lý, có tình, nên chúng tôi nhận được sự đồng tình cao, bảo đảm chương trình, đúng kế hoạch”.

Hương Minh cần nỗ lực về đích nông thôn mới trong năm 2014

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM ở xã Hương Minh (Vũ Quang)

Sở đã xây dựng 12/12 đề án, trình UBND tỉnh phê duyệt, thông qua 20 quyết định về kiện toàn, sắp xếp các phòng, đơn vị đảm bảo chất lượng, đúng lộ trình đề ra. Cụ thể, chuyển Phòng Trồng trọt vào Chi cục Bảo vệ thực vật, Phòng Chăn nuôi vào Chi cục Thú y; bàn giao Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Truyền giống chăn nuôi về UBND cấp huyện quản lý. Sau khi bàn giao về UBND cấp huyện quản lý, sáp nhập thành Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, giải thể Trung tâm Giống chăn nuôi, Trung tâm Giống thủy sản, chuyển các nhiệm vụ của Trung tâm Giống chăn nuôi thành: Trung tâm Sản xuất giống lợn cho Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh, nhiệm vụ truyền giống chăn nuôi về UBND cấp huyện quản lý; chuyển nhiệm vụ của Trung tâm Giống thủy sản, sự nghiệp khoa học, các trại thực nghiệm sản xuất cá giống về Trung tâm Khuyến nông.

Kiện toàn Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư và đổi tên thành Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Sáp nhập BQL Rừng phòng hộ Thạch Hà và BQL Rừng phòng hộ Cẩm Xuyên vào BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Chuyển diện tích rừng phòng hộ từ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A về BQL Rừng phòng hộ sông Ngàn Sâu, từ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn về BQL Rừng phòng hộ sông Ngàn Phố quản lý. Củng cố BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh.

Cũng theo ông Sơn, không “sờ” vào thì không có gì, nhưng khi đã “sờ” vào là nảy sinh bất cập, buộc ngành chúng tôi phải giải quyết. Nhằm sớm đưa đề án vào cuộc sống, chúng tôi đã kiện toàn, sắp xếp các BQL dự án thuộc sở thành BQL các dự án xây dựng cơ bản ngành nông nghiệp, BQL các dự án ODA cho NN&PTNT; chuyển giao nhiệm vụ Trung tâm Giống cây trồng, đồng thời, giải thể Trung tâm Giống cây trồng trước đây; sáp nhập Trường Trung cấp NN&PTNT vào Trường Đại học Hà Tĩnh để thành lập Khoa Nông nghiệp. Để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu ổn định, tiết kiệm, không manh mún, Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh về đề án hợp nhất 7 công ty TNHH MTV thủy lợi thành 2 công ty TNHH MTV Bắc Hà Tĩnh và Nam Hà Tĩnh.

Nói về kết quả, ông Sơn cho biết: Quá trình thực hiện đề án tinh giản đã giảm được 16 đầu mối trực thuộc, 76 biên chế, 168 hợp đồng lao động, 55 người thôi kiêm nhiệm tại các BQL dự án, giải quyết nghỉ theo chế độ dôi dư cho 34 người. Trong đó, một số đơn vị có biên chế giảm nhiều như: các trạm bảo vệ thực vật giảm 11 biên chế; các trạm thú y 9 biên chế; Trung tâm Khuyến nông 10 biên chế; Đoàn điều tra quy hoạch nông, lâm nghiệp 19 biên chế...

Ngoài ra, có 9 doanh nghiệp trong ngành thực hiện kiện toàn, sắp xếp, tái cấu trúc, kết quả giảm 5 doanh nghiệp do hợp nhất, 19 cụm, trạm trực thuộc và 10 lao động dôi dư.

Cần quyết liệt hơn nữa

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự cho rằng, dù số lượng cán bộ tinh giản nhiều, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, bởi, muốn Hà Tĩnh trở thành tỉnh giàu mạnh, công tác cán bộ phải luôn đặt lên hàng đầu, phải thực sự có một đội ngũ lãnh đạo đủ tâm và tầm. Hà Tĩnh đã vào cuộc quyết liệt để thực hiện đề án, sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, BQL dự án, tổ chức hội nhằm tinh giản bộ máy công chức từ thôn, phường, xã. Đây cũng là cơ hội để chọn người tài, giải thể những tổ chức, đơn vị không cần thiết, nhất là đối với những đối tượng hưởng ngân sách nhà nước không hoàn thành nhiệm vụ, góp phần giảm chi tiêu, phiền hà cho nhân dân. Muốn thực hiện những mục đích trên, UBND tỉnh giao Sở Nội vụ tiếp tục xây dựng đề án, sáp nhập xã, tinh giản biên chế dôi dư ở các cơ quan cấp tỉnh xuống huyện, các sở, ban, ngành.

“Nói tóm lại, các cơ quan công quyền phải đi đầu trong cuộc cách mạng này mới ra vấn đề” - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự nhấn mạnh.

Công nhận làng nghề truyền thống nón lá Kỳ Thư và nước mắm Kỳ Ninh

Chế biến nước mắm ở xã Kỳ Ninh (Kỳ Anh)

Bà Phan Thị Tố Hoa - Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho rằng: Mặc dù, bước đầu Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, hiện nay, bình quân mỗi xã vẫn còn trên dưới 400 cán bộ (cả biên chế và giúp việc cho xã). Còn bộ máy các sở, ban, ngành, số cán bộ bố trí công việc chưa hợp lý, làm việc không hiệu quả, dẫn đến lãng phí ngân sách nhà nước. Đây là số lao động dôi thừa cần phải được tinh giản.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, ngành NN&PTNT là đơn vị nằm trong phương án sáp nhập các BQL ngành NN&PTNT với nhau. Từ 13 ban, nay chỉ còn lại 2 BQL: các dự án xây dựng cơ bản và các dự án ODA. Thế nhưng, sau khi sáp nhập, “trên thì nhỏ lại, dưới thì phình ra”. Theo quyết định của UBND tỉnh, khi đã sáp nhập, chỉ có duy nhất 1 thủ trưởng và các phó giúp việc, nhưng thực tế khi đi vào hoạt động một thời gian, bộ máy lại “phình” ra thành nhiều ban, nhiều chủ tài khoản, nhiều người điều hành, đến nỗi, một số ban phải tuyển thêm nhân viên hợp đồng. Với cách làm như vậy thì không thể gọn, nhẹ bộ máy quản lý theo đề án được.

Nói về khó khăn trong quá trình thực hiện, cũng theo người phát ngôn Sở Nội vụ, việc sáp nhập từ 4 thôn xuống còn 1 thôn như ở một số xã, cán bộ thôn phải đảm nhận trách nhiệm gấp đôi, gấp ba, nhưng họ vẫn chỉ được hưởng mức lương cũ, dẫn đến còn nhiều trăn trở.

Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Phi Quang nhấn mạnh: “Giai đoạn 2015-2020, Sở Nội vụ sẽ tiếp tục hoàn thiện đề án sáp nhập cấp xã đối với những xã có dân cư ít, đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc tinh giản biên chế các cơ quan hành chính đúng yêu cầu đặt ra”.

Anh Bình
baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập512
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm501
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại796,821
  • Tổng lượt truy cập90,860,214
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây