Năm 2013, Hà Tĩnh được chọn là 1 trong 6 tỉnh thí điểm tham gia Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các-bon rừng tại Việt Nam” (gọi tắt là Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II).
Chương trình nhằm mục tiêu xây dựng kế hoạch hành động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, phấn đấu nâng độ che phủ rừng của tỉnh từ 52,48% năm 2014 lên 56% năm 2020. Chương trình thực hiện trong phạm vi 195 xã của 12 huyện, thị, thành phố có rừng và đất lâm nghiệp trong tỉnh.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Bá Thịnh: Khung đề cương vẫn đang còn chung chung, cần phải có mục tiêu, kế hoạch thực hiện cụ thể hơn nữa. |
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về bố cục, các quan điểm nêu trong đề cương, mục tiêu, việc xây dựng bản đồ sinh khối các-bon và biến động sinh khối các-bon... Trong đó, đa số ý kiến cho rằng, mục tiêu của chương trình còn chung chung, thiếu cụ thể, chưa đủ bao quát.
Đề cương cũng cần xác định được vấn đề sinh kế của người dân, đưa các bon vào hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuận từ chương trình, từ đó tạo nguồn vốn để tái đầu tư, phát triển rừng. Đơn vị thực hiện cũng nên kế thừa các tư liệu có sẵn để rút ngắn thời gian điều tra, sớm có sản phẩm là kế hoạch cụ thể để thực hiện chương trình. Kế hoạch phải xây dựng được phương án nâng cao năng lực quản lý lâm nghiệp cho cán bộ tại địa phương.
Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Hùng Mạnh: Hà Tĩnh đã có sẵn nhiều khung tài liệu liên quan đến chương trình, nên tận dụng để rút ngắn thời gian chuẩn bị, sớm hoàn thành chương trình. |
Phát biểu tại hội thảo, Trưởng Ban quản lý các dự án lâm nghiệp Vũ Xuân Thôn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đề nghị đơn vị tư vấn, các ngành tiếp thu ý kiến của các đại biểu, có sự chọn lọc phù hợp yêu cầu với khung kế hoạch chương trình.
Bên cạnh đó, đơn vị thực hiện đề cương cần đơn giản hóa các số liệu, giảm thời gian điều tra; có cơ chế, chính sách để đảm bảo sinh kế cho người dân. Kế hoạch thực hiện phải thể hiện được trách nhiệm cụ thể của từng ngành.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các bộ, ngành T.Ư huy động các nguồn lực, quan tâm, giúp đỡ Hà Tĩnh và lồng ghép các dự án lâm nghiệp để tỉnh thực hiện chương trình có hiệu quả hơn.
Dương Chiến
theo Baohatinh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã