Học tập đạo đức HCM

“Vua cá" sông Én kể chuyện nghề

Chủ nhật - 04/06/2017 09:09
Người dân thôn Đại Lự, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) kể rằng, “vua cá" Nguyễn Trọng Phương ở trên mặt sông nhiều hơn ở nhà. Thế nên, dù khúc sông Én dài hàng chục km, nhưng chỗ nào sâu, nơi nào cạn ông đều nắm trong lòng bàn tay.

5h sáng, khi người dân còn chìm trong giấc ngủ, ông Nguyễn Trọng Phương đã lỉnh kỉnh đồ đoàn đi "săn" trên chiếc thuyền gỗ nhỏ với đủ loại "đồ nghề" như: dây buộc, tre nứa, túi đựng cá, dao, kéo…

video vua ca song en ke chuyen nghe

Hàng ngày, ông Phương ở dưới nước nhiều hơn ở trên bờ

Giong thuyền dọc lòng sông, ông vừa lan man về những lần "trúng quả" và cả những chuyến tiếc “đứt ruột” vì tuột những con cá lớn nhưng mắt vẫn đảo liên hồi. Đến đúng "trộ", ông vớ lấy con dao, nhảy cái "bùm" trong sự ngỡ ngàng của tôi.

“Mỗi chặng đăng dài khoảng 30 đến 40 m, từ bên kia sông sang bờ đê bên này, được tôi đóng bằng cọc tre và lưới xanh-ti-len bịt kín mít. Mỗi bên có một buồng (ô trống được bọc lại bằng lưới khoảng 1 m2), khi nước sông Én chảy mạnh, đàn cá ngược dòng sẽ vấp phải chặng đăng, cá tìm đường ngược nước sẽ lạc vào buồng như vào ma trận và không thể ra được nữa. Đàn cá sẽ vẫy vùng và nhảy ngược, mắc vào các túi lưới đã được làm sẵn phía trên mặt nước, cứ thế dùng vợt đưa cá lên thuyền", ông kể chuyện nghề.

video vua ca song en ke chuyen nghe

Niềm vui khi trên chặng đăng có những chú cá mắc vào lưới.

Ông Phương bảo "nói thế, chứ bắt được cá khi nước sông đang chảy xiết không phải điều dễ mà phải có cả quá trình chuẩn bị cả tháng và hầu như ngày nào phải dầm mình dưới làn nước để sửa chữa và kiểm tra lưới có rách, hở chân hay cọc tre có chắc chắn nữa hay không. Công lao chuẩn bị cả tháng trời nhưng chỉ thu hoạch được vài ngày sau những trận mưa giông".

video vua ca song en ke chuyen nghe

Thành quả sau những ngày dày công mò mẫm trên sông

“Những ngày mưa lớn, nước chảy, tôi bắt được cả tạ cá (chủ yếu chép, trắm, lóc, leo) với giá bán bình quân khoảng 80 nghìn đồng/kg thu nhập khá hơn nhiều so với làm nông. Nhưng, nghề này cũng nguy hiểm lắm, đêm hôm cứ mò mẫm giữa sông nếu lỡ may bị chuột rút thì chẳng biết kêu ai. Chưa kể, những lúc trượt chân, lật thuyền khi mưa to gió lớn, lúc dòng nước chảy xiết. Còn việc dầm mình đau ốm thì cũng liên miên”.

Theo Anh Tấn/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập390
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm388
  • Hôm nay47,786
  • Tháng hiện tại752,899
  • Tổng lượt truy cập90,816,292
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây