Học tập đạo đức HCM

Chú trọng phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung

Thứ tư - 16/05/2012 21:48
Nằm ở cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Tĩnh nhưng Thạch Bình vẫn là xã thuần nông với hơn 80% dân số sản xuất trồng trọt. Bởi thế, khi bắt tay xây dựng đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân theo chương trình xây dựng nông thôn mới, bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng thương mại – dịch vụ, địa phương xác định phải chú trọng phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung để cung ứng nguồn rau, củ, quả sạch phục vụ thị trường thành phố.
Vụ xuân 2012 là vụ sản xuất thứ tư gia đình chị Trần Thị Hằng (xóm Bình Yên) canh tác trên vùng sản xuất bí xanh và đậu cô ve tập trung được xã xây dựng từ năm 2009 dưới sự hỗ trợ tích cực của Trung tâm ứng dụng, chuyển giao KHKT thành phố. Theo chị Hằng, do không có nhiều kinh phí để kiên cố hóa hệ thống giàn leo nên mỗi năm, gia đình phải đầu tư một lần (chi phí cho một giàn làm bằng tre xấp xỉ 2 triệu đồng) trước để trồng bí xuân, sau trồng đậu cô ve hè thu.
Đến năm 2015, đưa giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 65 triệu đồng/ha
Dù mới manh nha nhưng mô hình bí xanh – đậu cô ve là tiền đề quan trọng để xã Thạch Bình đặt ra nhiều mục tiêu hơn trong đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

“Bây giờ làm quen rồi nên thấy trồng bí xanh cũng dễ thôi. Tìm được giống tốt để ươm mầm rồi đúc bầu xong đưa ra trồng là kể như đã qua được chặng đầu. Tiếp đó phân kỳ bón phân (6 lần/vụ) rồi quan tâm làm cỏ, thường xuyên tỉa hết các nhánh phụ để tập trung dinh dưỡng cho cây thì chúng sẽ cho quả sai và đều”, chị Hằng tâm sự.

Cũng theo chị Hằng, với 250 bầu giống được vun trồng, vụ xuân này, gia đình thu khoảng 10 triệu đồng. Tuy giá trị chưa cao nhưng cộng thêm chừng đó nữa trong vụ đậu cô ve hè thu tới thì cũng đủ trang trải cho con cái học hành và tích cóp thêm nguồn thu của gia đình. Song, cũng như 6 hộ còn lại chuyên canh tác trong vùng sản xuất tập trung này, điều mà chị Hằng trăn trở vẫn là đầu ra cho sản phẩm khi đến nay, sau khi thu hoạch xong, người trồng rau đậu ở Thạch Bình lại lỉnh kỉnh ra phố ngồi bán lẻ từng quả bí, cân đậu.

“Đó có lẽ là lí do khiến các hộ sản xuất bí xanh và đậu cô ve trong vùng chuyên canh hơn 1 ha ở xóm Bình Yên ngày càng giảm. Từ 20 hộ xuống 10 và nay chỉ còn 7 hay 8 gì nữa. Mô hình bí – đậu này đang không ngừng phát triển nhưng việc mở rộng diện tích vẫn còn nhiều trở ngại do diện tích phải là đất cát pha nhưng chủ động nước và cốt lõi vấn là đầu ra cho sản phẩm”, bà Trần Thị Mai – Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Bình cho biết.

“Khó cũng phải cố mà làm, bởi đây là con đường ngắn nhất để nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven thành phố khi một cơ số lớn diện tích đất nông nghiệp sẽ phải chuyển đổi mục đích và thu hồi phục vụ các dự án xây dựng các khu đô thị, cụm tiểu thủ công nghiệp”, Chủ tịch UBND xã Thạch Bình Lê Trọng Bính khẳng định.

Theo ông Bính, dù mới manh nha nhưng mô hình bí xanh – đậu cô ve là tiền đề quan trọng để xã đặt ra nhiều mục tiêu hơn trong đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, xét ở giác độ sản xuất nông nghiệp. Đó là quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên diện tích 6 ha tại vùng Đột Tuyệt thuộc 2 xóm Bình Đông và Bình Nam; quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao với diện tích 9 ha tại vùng Đất Vừng, đội Bà Mạnh, đội Bàu thuộc các xóm: Bình Nam, Bình Tây, Bình Lý, Bình Yên. Ngoài ra, xã cũng xây dựng vùng trồng nấm rơm vụ đông ở xóm Bình Nam.

Chủ tịch Bính cho rằng, thực hiện thành công các mô hình chuyên canh tập trung đó sẽ góp phần nâng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích của xã lên 85 triệu đồng/ha/năm (cao hơn 20 triệu đồng/ha/năm bình quân của tỉnh) để đưa thu nhập bình quân toàn xã lên 35 triệu đồng/ha/năm khi cán đích chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất hiện nay vẫn là phần lớn hệ thống giao thông - thủy lợi nội đồng của xã chưa được kiên cố hóa do thiếu kinh phí trong khi địa phương rất khó tiếp cận với các chương trình, dự án khác.

"Thạch Bình sẽ khai thác thêm nguồn thu từ đất để bê tông hóa các tuyến kênh nội đồng nhưng rất cần sự hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu, nhất là Dự án hiện đại hóa Kẻ Gỗ để bê tông hóa các tuyến kênh cấp 3”, ông Bính nhấn mạnh.

Hải Xuân
Báo Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại874,783
  • Tổng lượt truy cập90,938,176
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây