Toàn tỉnh hiện có 5.871 tàu cá và 15.951 lao động trực tiếp trên biển. Trong đó, chiếm phần lớn là tàu cá thủ công và tàu cá công suất dưới 20CV với 4.064 chiếc, hoạt động trong ngày tại vùng biển ven bờ Hà Tĩnh. Tàu cá công suất từ 20CV trở lên có 1.807 chiếc, hoạt động chủ yếu tại vùng lộng và vùng khơi từ Quảng Ninh đến Bình Thuận.
So với số lượng tàu, hiện các âu tránh trú bão không thể đáp ứng được yêu cầu đảm bảo về an toàn cho người và tàu thuyền. Toàn tỉnh có 4 cửa lạch thì 3 lạch Cửa Sót (Lộc Hà), Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) và Cửa Khẩu (TX Kỳ Anh) đã bị lắng cạn, gây khó khăn cho tàu ra vào.
Ông Nguyễn Tông Thắng – Phó Chi cục Thủy sản cho biết: "Qua theo dõi hàng năm, khi có bão xẩy ra, hầu hết tàu cá về trú đậu tại Hà Tĩnh, khoảng 5.600 chiếc, chiếm 95% tàu cá trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, tiến độ xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Cửa Khẩu - Kỳ Hà và Cửa Hội - Xuân Phổ đang thi công dang dở, kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng rất lớn đến việc tàu thuyền ra vào tránh trú bão."
Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường. Cơn bão số 3 xẩy ra trong tháng 7 cũng là dấu hiệu bất thường cần phải chủ động ứng phó. Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, năm 2018 có 12 – 13 cơn bão, trong đó có 3 – 4 cơn ảnh hưởng đến Vịnh Bắc bộ.
Trước thực trạng trên, để bảo bảo an toàn cho người và tàu cá, ông Lê Đức Nhân – Phó Giám đốc Sở NN-TNT cho biết: Tiểu ban An toàn nghề cá Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng phương án neo đậu tàu thuyền khi có bão xẩy ra. Theo đó, những tàu thuyền nhỏ hoạt động vùng ven bờ sẽ huy động các tổ đồng quản lý, cộng đồng ngư dân tập trung kéo lên bờ. Đối với các địa phương có tàu công suất lớn sẽ được bố trí tại các khu neo đậu và di chuyển sang các vùng khác đảm bảo an toàn khi có bão từ cấp 10 trở lên.
Cụ thể: Tàu công suất lớn ở xã Xuân Hội (Nghi Xuân) sẽ được hướng dẫn neo đậu khu vực dọc sông Lam; các tàu của xã Thạch Kim, Thạch Bằng (Thạch Hà) di chuyển lên cầu Hộ Độ, cầu Cày; tàu cá ở huyện Cẩm Xuyên vào tại Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng hoặc dọc sông Quèn, sông Rác... Riêng khu vực thị xã Kỳ Anh thì có thể cho tàu thuyền vào Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Danh, tỉnh Quảng Bình...
Cũng theo ông Nhân, việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đã được các địa phương xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng. Hiện tại, các huyện ven biển đã bố trí 80 tàu thuyền có công suất từ 50 – 90 CV trở lên và mỗi xã ven biển thành lập một đội từ 25 – 30 người hỗ trợ ngư dân kéo tàu lên bờ khi có bão, áp thấp.
Theo Hữu Trung/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã