Học tập đạo đức HCM

An Giang phát triển và nâng cao hiệu quả HTX kiểu mới

Chủ nhật - 13/12/2020 22:08
Thời gian qua, An Giang đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, khắc phục dần việc canh tác nhỏ lẻ và coi HTX là nòng cốt phát triển.
Năm 2020 An Giang thành lập mới 83 HTX nông nghiệp, 1 liên hiệp HTX trong lĩnh vực trồng trọt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2020 An Giang thành lập mới 83 HTX nông nghiệp, 1 liên hiệp HTX trong lĩnh vực trồng trọt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cần sức bật cho kinh tế tập thể

Những năm gần đây, các HTX  ở An Giang có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. 

Cụ thể, năm 2020 An Giang thành lập mới 83 HTX nông nghiệp, 1 liên hiệp HTX trong lĩnh vực trồng trọt. Có ít nhất 15 HTX ứng dụng công nghệ cao và ít nhất 2 HTX tham gia Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”.

Bộ máy quản lý điều hành HTX 15% có trình độ đại học, cao đẳng, 20% có trình độ trung cấp, sơ cấp. Có ít nhất 25% số HTX có tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ với doanh nghiệp. Đào tạo ngắn hạn 50 Giám đốc HTX nông nghiệp. Phát huy hiệu quả hoạt động 50 nhân sự đã đưa về làm việc có thời hạn tại 50 HTX nông nghiệp theo kế hoạch của UBND tỉnh. Hoàn tất giải thể 10 HTX nông nghiệp ngưng hoạt động tại các huyện: Châu Thành, Chợ Mới, Châu Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn và TP. Châu Đốc.

Điển hình nhiều HTX sản xuất rau an toàn với diện tích trên 100ha tham gia chuỗi giá trị đạt kết quả khả quan. HTX nông sản an toàn Kiến An (Chợ Mới) cung cấp 70 tấn rau, củ cho Siêu thị Co.opmart Long Xuyên, Siêu thị Mega Market Long Xuyên, Cửa hàng Bách Hóa Xanh và các chợ lân cận. HTX Rau an toàn Bình Thạnh (Châu Thành) ký hợp đồng 100 tấn rau các loại cho Công ty SaigonFarm tại TP. HCM.

HTX Nông nghiệp và Dịch vụ du lịch Tân Thạnh (Tri Tôn) tiêu thụ 600 tấn sen cho vựa sen Đồng Tháp. HTX Nông nghiệp Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) cung ứng 70 tấn rau các loại cho Siêu thị Co.opmart Long Xuyên, Siêu thị Mega Market Long Xuyên và chợ đầu mối tại TP. HCM. HTX Nông nghiệp Vĩnh Gia (Tri Tôn) hợp đồng tiêu thụ 80 tấn đậu nành rau với Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco)…

Tại vùng trồng rau màu nổi tiếng nhất ĐBSCL đó là huyện Chợ Mới, nơi đây có hàng trăm ha chuyên canh sản xuất rau màu phục vụ xuất khẩu sang Campuchia và tiệu thụ cả khu vực ĐBSCL.

Anh Nguyễn Văn Minh Hùng, ở ấp Hòa Trung, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, sử dụng phân hữu cơ sinh học đạt chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao. Anh Hùng cho biết, với 5 công đất mỗi năm trồng được 1 vụ hành lá và 3 vụ cải bẹ vúng, qua hạch toán chi phí, hành lá lợi nhuận 77 triệu đồng/vụ và cải bẹ vúng lợi nhuận 75 triệu đồng/3 vụ. Như vậy, tổng doanh thu 5 công đất trồng màu (1 vụ hành và 3 vụ cải bẹ vúng), gia đình lợi nhuận được 152 triệu đồng/năm.

Những năm gần đây, HTX ở An Giang phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm gần đây, HTX ở An Giang phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo anh Hùng, đối với vùng đất Kiến An, các loại rau màu chiếm hơn 70% diện tích của xã, đây cũng là nơi có đất trồng màu lớn nhất ở Chợ Mới và kể cả toàn tỉnh. Trong 12 ấp thì 5 ấp đã hình thành khu vực chuyên canh. Hoạt động HTX rau màu Kiến An được xem là khâu đột phá hợp tác ứng dụng công nghệ cao. Với khả năng tiêu thụ 2,5-3 tấn/ngày, phương án sản xuất chủ yếu là trồng theo đơn đặt hàng và nhu cầu tiêu thụ thị trường. Thế nhưng, sản phẩm luôn được thị trường ưa chuộng, giá cả luôn ổn định và cao hơn mức giá thương lái mua tại chỗ khoảng 20%.

Ở vùng trồng rau này từ trẻ nhỏ đến người già sáng sớm đều ra ruộng để thu hoạch rau đem vào nhà bán cho thương lái. Ông Nguyễn Văn Hải, ở xã Kiến An - Chợ Mới, 5 công đất chuyên trồng hai loại màu là cải làm dưa và hành lá cho biết: Ở vùng này ai nấy cũng có ruộng để trồng rau, sáng sớm gia đình nào ai nấy cũng phải tập chung ra ruộng để chăm sóc, con cái trong nhà tranh thủ học 1 buổi còn một buổi phụ giúp gia đình ra ruộng.

Cách đây 2 hôm gia đình tôi đã thu hoạch 3 công hành lá, năng suất năm nay cao đạt tới 60 tạ/công, trừ hết chi phí lãi gần 50 triệu đồng, còn 2 công cải bẹ cũng sắp đến ngày thu hoạch nếu giá thị trường hiện nay là 2.000 – 3.000 đồng/kg, thì vụ này tui hốt bạc chắc khoảng trên 12 triệu là khỏe.

Góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh có 202 HTX hoạt động trên 6 lĩnh vực: nông nghiệp - thủy sản, quỹ tín dụng nhân dân, vận tải, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch, tài nguyên - môi trường. Trong đó, nhiều HTX đã phát triển đúng định hướng của tỉnh khi tập trung vào 3 sản phẩm chủ lực là: thủy sản (cá tra), lúa gạo, rau màu và cây ăn trái.

Phần lớn tổ chức HTX có quy mô nhỏ, phát triển không đồng đều, việc quản trị, điều hành HTX theo Luật HTX năm 2012 còn nhiều vướng mắc. Sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức HTX với nhau và với các loại hình kinh tế khác còn yếu.

Đây là những sản phẩm đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Những năm gần đây, HTX phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài. Thời gian qua, đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình HTX, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo cho các thành viên, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực HTX trong nền kinh tế.

Bên cạnh kết quả đạt được, HTX vẫn còn hạn chế, bất cập như: tốc độ tăng trưởng còn thấp so với các khu vực kinh tế khác, tỷ lệ đóng góp vào GRDP của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu. 

Những hạn chế, yếu kém chủ yếu do nguyên nhân chủ quan. Ở một vài nơi, cấp huyện chưa quan tâm đúng mức về việc xây dựng kế hoạch phát triển về kinh tế tập thể và HTX nhiều năm qua. Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước ở một số nơi còn buông lỏng hoặc can thiệp quá sâu, không đúng đối với tổ chức, hoạt động của HTX, THT. Ở nhiều HTX, trình độ quản lý của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc còn hạn chế, chưa mở rộng thêm dịch vụ, thu hút nguồn vốn và thành viên tham gia. Một số HTX vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. 

Hiện nay, toàn tỉnh có 202 HTX hoạt động trên 6 lĩnh vực: nông nghiệp - thủy sản, quỹ tín dụng nhân dân, vận tải, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch, tài nguyên - môi trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, toàn tỉnh có 202 HTX hoạt động trên 6 lĩnh vực: nông nghiệp - thủy sản, quỹ tín dụng nhân dân, vận tải, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch, tài nguyên - môi trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Thư, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới là đẩy mạnh tuyên truyền Luật HTX đến các tầng lớp nhân dân, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế hợp tác, HTX dưới nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị, hội thảo, xây dựng pano, tờ bướm… Thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về thành lập, quản trị HTX, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX, hướng dẫn nghiệp vụ về thành lập, giải thể HTX theo quy định của pháp luật. Tổ chức vận động, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào các HTX nông nghiệp tại địa phương nơi cư trú hoặc nơi làm việc.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý HTX. Tăng cường công tác củng cố, xử lý dứt điểm các HTX yếu kém, ngưng hoạt động, phát triển mới HTX nông nghiệp theo Đề án phát triển 15.000 HTX. Hình thành các HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển HTX…

Đồng thời quan tâm, giúp đỡ lực lượng nhân sự xã viên đang làm việc có thời hạn tại HTX. Thí điểm mô hình đưa nhân lực trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc tại HTX nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2020. Khuyến khích tham gia chương trình hỗ trợ học phí cho thành viên HTX tham gia các lớp đào tạo từ trung cấp trở lên. Hỗ trợ xây dựng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Song song đó thực hiện Đề án đổi mới phát triển HTX và nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh.

Theo Lê Hoàng Vũ - Ngọc Hắng
https://nongnghiep.vn/an-giang-phat-trien-va-nang-cao-hieu-qua-htx-kieu-moi-d279527.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập274
  • Hôm nay38,719
  • Tháng hiện tại696,788
  • Tổng lượt truy cập90,760,181
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây