Không chỉ phải thích nghi khi thay đổi hoàn cảnh sống từ rừng núi về vùng đô thị, mà gia đình cô còn phải đối mặt với vấn đề cấp thiết là tìm kiếm nguồn sinh kế ổn định. Thời gian đầu, không biết làm gì, gia đình đành mở quán nước chè nhỏ, lấy bánh xốp, bánh quy, kẹo lạc, và sau đó là kẹo cu đơ về bán kiếm đồng ra đồng vào. Và cơ duyên với nghề sản xuất kẹo cu đơ đến với gia đình cũng bắt đầu từ đây.
Cô Thanh cho biết, nguồn gốc của kẹo cu đơ là ở huyện Hương Sơn, chứ không phải thành phố Hà Tĩnh. Ban đầu, gia đình cô chỉ lấy cu đơ Hương Sơn về bán lại. Tuy nhiên, sau đó cô nảy ra ý tưởng thử kết hợp, cải tiến giữa cu đơ Hương Sơn và kẹo lạc tạo để nên sản phẩm kẹo cu đơ của riêng mình, của thành phố Hà Tĩnh. Sau nhiều lần tìm tòi, học hỏi và thử nghiệm, sản phẩm kẹo cu đơ của gia đình cô ra đời, và đam mê cũng bắt đầu từ đó.
Để có được sản phẩm kẹo cu đơ thơm ngon, bảo đảm chất lượng, cô Thanh luôn thực hiện rất tỉ mỉ từng công đoạn, từ khâu tuyển chọn nguyên liệu đến sơ chế, chế biến, đóng gói đều được làm một cách chỉnh chu, kỹ lưỡng.
“100% nguyên liệu tự nhiên, là những sản phẩm tốt nhất được tuyển chọn từ chính mảnh đất quê hương Hà Tĩnh. Các nguyên liệu khi đem về lại được sàng lọc lại, bỏ đi, nhất là những hạt lạc hỏng không tốt cho sức khỏe hay những hạt không đồng đều”, cô Thanh chia sẻ.
Ở khâu sơ chế, các nguyên liệu chính để làm kẹo cu đơ như mật mía, lạc, gừng tươi và bánh tráng đều được kiểm tra, làm sạch kỹ lưỡng để loại bỏ tạp chất và những nguyên liệu kém chất lượng hơn. Trải qua bước đầu tiên này, lạc nhân đều là hạt to tròn đều, khi ăn dậy mùi thơm phức, mật mía có độ ngọt thanh chứ không ngọt gắt, gừng tươi thì tỏa mùi thơm nồng sau khi được làm sạch và xay nhỏ, mạch nha có độ quánh vừa phải, bánh đa có độ mỏng vừa phải và luôn giữ được độ giòn thơm.
Bước đầu tiên của khâu chế biến là đun hỗn hợp mạch nha và mật mía trên bếp củi trong khoảng 10-15 phút, sau đó đổ lạc và gừng xay nhỏ vào và trộn đều. Công đoạn tạo hình sau đó được thực hiện thủ công, chia đều hỗn hợp đã nấu chín lên bánh đa đã nướng sẵn, nhanh tay dùng bàn gạt định hình hoàn thiện sản phẩm. Kẹo sau khi để nguội sẽ được cho vào túi hút chân không, đưa vào kho bảo quản.
Công đoạn khó nhất là chọn thời điểm để nhấc nồi xuống khi hỗn hợp vừa chín và khâu chọn nguyên liệu.
|
Nguyên liệu mà cơ sở chọn mua là những hạt lạc được tách ra khỏi đất bằng tay, vì nếu tuốt bằng máy, hạt lạc có thể bị rạn nứt bên trong, rất khó quan sát bằng mắt khi hạt lạc được bao bởi lớp vỏ màu đỏ rất dai. |
Hơn nữa, tôi nhặt lạc vì cái tâm. Nếu nhặt không kỹ, khách hàng ăn nhầm những hạt lạc hỏng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà uy tín của cơ sở sản xuất, cũng như thương hiệu cu đơ của quê hương dần dần cũng mất đi, rồi người ta có đến với mình lâu dài nữa không?”. Chính vì điều này mà cô Phùng vẫn luôn gắn bó với công việc tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là vị trí không ai có thể thay thế này.
Những hạt lạc tròn đều, căng bóng, màu hồng nhạt, những sợi gừng tươi thơm nồng cay cay nơi đầu lưỡi, những giọt mật vàng nâu cánh dán đặc quánh, những chiếc bánh đa trắng giòn rụm điểm xuyến vừng đen, tất cả hòa quyện kết hợp cùng công thức riêng có và tâm huyết của người nghệ nhân đã tạo nên những chiếc kẹo cu đơ thơm ngon, ăn một lần là nhớ mãi. |
Không giống với những loại cu đơ khác trên thị trường, cô Thanh vẫn luôn lưu giữ cách nấu bếp truyền thống xưa, dùng bếp củi, tự tay mình canh lửa, đảo nồi để bảo đảm cho ra lò những mẻ kẹo thơm ngon.
Bí quyết nằm ở chính cảm quan của người nấu, và có lẽ đây chính là điều tạo nên đặc trưng riêng biệt của thương hiệu cu đơ Thư Viện Đặng Thanh mà không một loại máy móc nào có thể thay thế được.
Cô Thanh vẫn luôn lưu giữ cách nấu bếp truyền thống xưa, dùng bếp củi, tự tay mình canh lửa, đảo nồi để bảo đảm cho ra lò những mẻ kẹo thơm ngon. |
Tâm huyết và tình yêu của cô Thanh với từng nồi kẹo suốt nhiều chục năm đã được trả công xứng đáng khi đứa con tinh thần nhiều lần được tặng bằng khen, giấy khen của Hiệp hội làng nghề Việt Nam. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được lựa chọn trưng bày tại nhiều lễ hội, triển lãm lớn ở trong và ngoài tỉnh, như một sản phẩm ưu việt để quảng bá đặc sản quê hương Hà Tĩnh đến bạn bè trong và ngoài nước.
Sơ chế: Làm sạch nguyên liệu: mật mía, lạc nhân, mạch nha, gừng tươi, bánh tráng. |
Chế biến: Đun hỗn hợp mạch nha và mật mía. Sau đó, cho lạc nhân đã làm sạch và gừng xay nhỏ vào. |
Tạo hình: Chia đều hỗn hợp đã nấu chín lên bánh đa đã nướng sẵn, dùng bàn gạt định hình hoàn thiện sản phẩm. |
Đóng gói: Kẹo sau khi để nguội sẽ được gói báo giấy (ăn ngay) hoặc cho vào túi hút chân không và đưa vào kho bảo quản. |
Tận dụng chứng nhận OCOP như một bảo chứng thương hiệu để khách tìm mua cu đơ Thư Viện có thể mua đúng cơ sở cô Thanh chứ không phải bất kỳ một cửa hàng nào khác.
|
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã